Giới siêu giàu sẽ bỏ bao nhiêu để du lịch vũ trụ cùng Jeff Bezos?
Chuyến bay đắt đỏ vào không gian mới đây đã đặt ra câu hỏi: Liệu giới siêu giàu đã tốn bao nhiêu tiền để chiêm ngưỡng các hành tinh cùng Jeff Bezos?
Ngày 20/7, tỷ phú người Mỹ Jeff Bezos cùng 3 người khác đã bắt đầu chuyến bay vào không gian đầu tiên do Công ty hàng không vũ trụ Blue Origin thuộc sở hữu của vị tỷ phú này thực hiện. Đây được coi là sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong ngành du lịch vũ trụ tư nhân.
Tàu vũ trụ New Shepard đã rời bệ phóng tại cơ sở của Blue Origin ở sa mạc Tây Texas vào lúc 8h11 theo giờ địa phương, chở theo tỷ phú Jeff Bezos và 3 hành khách khác lên độ cao 107 km.
Chuyến bay kéo dài trong 11 phút, trong đó hành khách có từ 3 - 4 phút để "tận hưởng" trạng thái không trọng lượng và ngắm nhìn Trái Đất từ trên cao, trước khi quay trở lại mặt đất an toàn.
Đối với chuyến bay đầu tiên này, công ty hàng không vũ trụ Blue Origin đã bán đấu giá một trong những chiếc ghế cho hành trình bay vào không gian cùng tỷ phú Jeff Bezos, số tiền thu được sẽ dành tặng các tổ chức phi lợi nhuận, tập trung trong lĩnh vực nghiên cứu không gian của ông Jeff Bezos, thuộc khuôn khổ Câu lạc bộ vì Tương lai.
Tên lửa New Shepard N-14 của Blue Origin
Giá trúng đấu giá trong đợt mở bán là 28 triệu đô-la (khoảng 644 tỷ VNĐ). Số tiền khiến ngay cả ban lãnh đạo của công ty Blue Origin cũng phải choáng váng vì cao hơn nhiều so với mong đợi.
Blue Origin thông báo công ty sẽ phân phối 19 triệu USD trong số tiền đấu giá cho 19 tổ chức liên quan đến không gian - mỗi tổ chức 1 triệu USD.
7.600 người đã tham gia đấu giá, đồng thời cũng là các khách hàng tiềm năng của công ty hàng không vũ trụ Blue Origin. Đơn vị này đã bắt đầu bán vé cho các chuyến bay tiếp theo, khởi động phân khúc du lịch đắt đỏ và khác biệt dành cho giới siêu giàu.
Phi hành đoàn trong chuyến bay của tàu New Shepard, gồm Bezos em trai Mark, Jeff Bezos, Oliver Daemen và Wally Funk (theo thứ tự từ trái sang phải).
Trao đổi với báo chí, Blue Origin từ chối cho biết danh tính nhân vật trúng đấu giá, giá thành chính thức cũng như số lượng người đã đăng ký tham gia hành trình khám phá các hành tinh. Tuy nhiên, đại diện của công ty tiết lộ nhu cầu của khách du lịch với phân khúc này rất cao.
Ông Bob Smith, giám đốc điều hành của Blue Origin, cho biết trong một cuộc họp báo rằng các chuyến bay đầu tiên của hãng sẽ có giá rất tốt cho hành khách.
Trong cuộc đấu giá cho chiếc ghế trên chuyến bay đến vũ trụ vào ngày 20/7, công ty cho hay những người tham gia đấu giá khác có thể mua một chỗ trong các chuyến bay tiếp theo.
Tàu New Shepard hạ cánh trong một cuộc thử nghiệm tại Tây Texas
Ariane Cornell, Giám đốc kinh doanh lĩnh vực phi hành gia và quỹ đạo tại Blue Origin, tiết lộ về hai chuyến bay bổ sung được lên kế hoạch cho năm nay: “Chúng tôi đã xây dựng được một hệ thống khách hàng dành sự quan tâm mạnh mẽ cho những chuyến đi này.”
Virgin Galactic là một công ty hàng không vũ trụ tương tự, cung cấp các chuyến bay vào quỹ đạo, với khoảng 600 khách hàng đã mua vé. Giá bán ban đầu cho chuyến đi vào vũ trụ được cung cấp bởi công ty này là 200.000 đô-la và sau đó được nâng lên 250.000 đô-la. Nhưng Virgin Galactic đã ngừng bán tour du lịch này vào năm 2014 sau sự cố của máy bay không gian đầu tiên trong một chuyến bay thử nghiệm. Ban lãnh đạo của Virgin Galactic cho biết họ sẽ mở bán lại vào cuối năm nay và giá thành có thể sẽ cao hơn 250.000 USD.
Trong điều kiện đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu, giới siêu giàu đang dành nhiều quan tâm cho phân khúc du lịch khác biệt này – nơi không có vi-rút tồn tại cùng những trải nghiệm không phải người thường nào cũng có thể tận hưởng.
Dự kiến, hành khách sẽ được đi du lịch ngoài không gian bằng tàu vũ trụ New Shepard. Blue Origin sẽ thông báo chi tiết về...