Dùng cát biển làm đường cao tốc và hạ tầng giao thông

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Khu vực tài nguyên cát biển tại khu vực B1 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng với diện tích 250 km2, cách bờ 20-25 km, độ sâu từ 3-9 m nước.

Chiều 25/12, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn và Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu có buổi làm việc với Bộ Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) về việc chuyển giao kết quả Dự án Đánh giá tài nguyên cát biển phục vụ các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cùng dự có Thứ trưởng Bộ TN-MT Trần Quý Kiên, Thứ trưởng Bộ Giao thông -Vận tải Nguyễn Duy Lâm và đại diện Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản (Cục Đại chất Việt Nam) với lãnh đạo các sở, ngành của địa phương.

Theo đánh giá của dự án, khu vực tài nguyên cát biển tại khu vực B1 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng với diện tích 250 km2, cách bờ 20-25 km, độ sâu từ 3-9 m nước. Kết quả đánh giá của dự án cho thấy trữ lượng cát khu vực B1 hơn 680 triệu m3, hàm lượng cát khu vực thăm dò chiếm trên 82,8%, hàm lượng kim loại nặng trong cát thấp, đặc tính phóng xạ an toàn, đáp ứng khả năng sử dụng làm vật liệu san lấp.Dùng cát biển làm đường cao tốc và hạ tầng giao thông - 1

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ông Trần Văn Lâu phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Quang Khang.

Từ đó, Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản đề xuất khai thác khu B1 với diện tích 32km2, cách luồng Định An hơn 20 km, bề dày trung bình 4,5 m, hàm lượng cát chiến 86%, tổng sản lượng cát hơn 140 triệu m3 để làm vật liệu san lấp, công suất khai thác 30.000 – 50.000 m3.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Nguyễn Duy Lâm, kết quả thí điểm cát biển làm nền công trình giao thông ở ĐBSCL sẽ được đơn vị này báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong vài ngày tới. Kết quả nghiên cứu, đánh giá của các nhà khoa học, chuyên gia cho thấy có thể sử dụng được cho dự án đường cao tốc, đồng thời có các khuyến cáo về giới hạn và phạm vi sử dụng.

Đối với nhu cầu sử dụng cát cho cao tốc Cần Thơ – Cà Mau là 18,5 triệu m3. Bộ Giao thông – Vận tải làm việc với các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp thì sẽ triển khai các thủ tục khai thác cát sông 16,5 triệu m3 nhưng hiện các địa phương này chỉ mới hoàn thiện thủ tục cấp phép khai thác khoảng 6 triệu m3. Trong khi đó, theo tiến độ đến giữa năm 2024 là phải hoàn thành đắp cát gia tải toàn tuyến. Như vậy, chỉ còn nửa năm để hoàn thành đắp cát gia tải, nên nhu cầu cát cho cao tốc Cần Thơ – Cà Mau rất cấp bách. Vì vậy, Bộ này đề xuất khoảng 10 triệu m3 cát biển để đảm bảo tiến độ đề ra.Dùng cát biển làm đường cao tốc và hạ tầng giao thông - 2Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng tiếp nhận kết quả nghiên cứu Dự án Đánh giá tài nguyên cát biển phục vụ các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL. Ảnh: Quang Khang.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ông Trần Văn Lâu bày tỏ lòng cám ơn tinh thần, trách nhiệm của các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ TN-MT trong nghiên cứu, đánh giá kịp thời nguồn tài nguyên cát biển trên địa bàn. Theo lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng, các mỏ cát biển mặt dù nằm trên địa bàn tỉnh này nhưng đây là tài nguyên của quốc gia. Vì vậy, địa phương sẵn sàng chia sẻ tài nguyên này cho các dự án trọng điểm trong vùng ĐBSCL và cả nước.

Theo ông Trần Văn Lâu, cơ quan chức năng của tỉnh Sóc Trăng sẽ khẩn trương hoàn thiện các thủ tục, đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý để sớm đưa vào khai thác cát biển.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Duy Khang

CLIP HOT