Du lịch Đồng Tháp Mười “cất cánh”

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Nhắc đến Đồng Tháp Mười người ta thường liên tưởng đến hoa sen, hoa súng, rừng tràm, mùa nước nổi. Những sản vật đặc trưng ấy đã và đang làm tăng phần hấp dẫn cho những điểm đến trong vùng. Ngày 23/3/2016 buổi tọa đàm liên kết phát triển sản phẩm du lịch vùng Đồng Tháp Mười giữa ba tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp được tổ chức tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn đã tạo mở ra hàng loạt giải pháp để đưa những tiềm năng thành sản phẩm du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới

Du lịch Đồng Tháp Mười “cất cánh” - 1

Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: dulichsaigon.edu.vn

Vùng Đồng Tháp Mười có nhiều tài nguyên du lịch như hệ sinh thái đồng cỏ ngập nước theo mùa, hệ sinh thái đầm lầy, hệ sinh thái rừng tràm...Cùng với các yếu tố văn hóa lịch sử độc đáo, như các di chỉ khảo cổ của nền văn hóa Óc Eo, các di tích lịch sử, văn hóa ẩm thực độc đáo đặc trưng vùng ngập nước.

Dù tiềm năng lớn, song việc phát triển du lịch toàn vùng hiện nay được đánh giá là đơn điệu, rời rạc, trùng lắp giữa các địa phương.

Qua các tham luận và ý kiến đóng góp, nhiều đại biểu tập trung bàn luận việc liên kết thống nhất giữa ba địa phương, những điểm riêng biệt sẽ trở thành điểm nhấn của mỗi địa phương. Ví dụ, phương tiện giao thông tại chỗ và kết nối giống nhau, bằng đường thủy hoặc đường bộ với những phương tiện thân thiện với môi trường, như xe đạp, xuồng, ghe... ẩm thực cũng có nhiều nét tương đồng. Song mỗi địa phương có những điểm tham quan là những địa danh nổi tiếng, có bề dày lịch sử thì cần chú trọng, đẩy mạnh quảng bá để tạo thành thế mạnh riêng biệt. Đồng Tháp nổi danh với Khu di tích mộ cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, vường quốc gia Tràm Chim, KDL sinh thái Gáo Giồng, làng hoa Sa Đéc, cồn Bình Thạnh... Long An có Làng nổi Tân Lập, Khu du lịch Láng Sen... Tiền Giang có Cù lao Thới Sơn, KDL sinh thái Tân Phước,...

Du lịch Đồng Tháp Mười “cất cánh” - 2

Bên cạnh những ý kiến, giải pháp phát triển các tiềm năng du lịch, vấn đề quảng bá xúc tiến, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch được các đại biểu tập trung bàn thảo. Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò cầu nối phát triển vùng du lịch vùng Đồng Tháp Mười. Với những điều kiện thuận lợi về kinh tế, vị trí địa lý, văn hóa lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối đón lượng khách lớn từ các tỉnh, thành khác, và từ nước ngoài tới và trung chuyển đến các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười nói riêng, ĐBSCL nói chung. Do đó, cần phải định vị sản phẩm du lịch sao cho phù hợp với nhu cầu của du khách từ TPHCM.

Đại diện Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, địa phương sẽ luôn sẵn sàng làm cầu nối, chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ, đặc biệt là trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực với các địa phương khác.

Đại diện các Sở VHTTDL cũng đặt vấn đề kêu gọi doanh nghiệp đầu tư và phát huy vai trò của cộng đồng doanh nghiệp địa phương và doanh nghiệp tại TPHCM trong việc làm thế nào để du lịch vùng Đồng Tháp Mười “cất cánh”.

Thu Hương

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT