Cơ hội của du lịch bản địa dựa trên nền tảng vũ trụ ảo Metaverse

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Số hóa 3D một số điểm du lịch cộng đồng và truyền thông số du lịch thông minh của tỉnh Lai Châu được xem là nền tảng cho xu hướng vũ trụ ảo trong tương lai không xa.

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam - Techfest Việt Nam năm 2022 tại Lai Châu, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội thảo chuyên đề “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với Metaverse” tại bản du lịch cộng đồng Lao Chải 1 (xã Khun Há, huyện Tam Đường).

Cơ hội của du lịch bản địa dựa trên nền tảng vũ trụ ảo Metaverse - 1

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh BTC

Tại Hội thảo đã thông qua báo cáo khái quát về du lịch cộng đồng và ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển du lịch tại Lai Châu. Theo đó, Lai Châu là tỉnh biên giới Tây Bắc của Tổ quốc, nằm giữa hai điểm du lịch nổi tiếng là Sapa và Điện Biên Phủ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên và danh thắng đẹp với 20 đồng bào dân tộc cùng bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, ẩm thực đặc sắc; nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng di tích cấp quốc gia và di tích cấp tỉnh.

Du lịch cộng đồng tại Lai Châu luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành và người dân. Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIII xác định mục tiêu “Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh”, để cụ thể hóa Nghị quyết Tỉnh ủy đã ban hành Đề án Phát triển du lịch Lai Châu giai đoạn 2016-2020, trong đó xác định nhiệm vụ cụ thể “Phát triển du lịch nông nghiệp trong đó có các điểm bản du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới với việc ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng và sản phẩm du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp”. 

Đến nay, Lai Châu đã công nhận 12 điểm bản du lịch cộng đồng, lượng khách du lịch đến Lai Châu ngày càng tăng, giai đoạn 2015-2019 là 1.294.378 lượt, năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng du lịch Lai Châu vẫn đón được gần 800 nghìn lượt khách đến tham quan.

Năm 2021, UBND tỉnh đã ban hành Đề án Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là “Số hóa 3D một số điểm du lịch cộng đồng và truyền thông số du lịch thông minh tỉnh Lai Châu; đến nay Đề án đã triển khai số hóa 3D được một số điểm bản du lịch cộng đồng như: Sin Suối Hồ, Sì Thâu Chải và một số đỉnh núi cao. Từ nay đến năm 2025 sẽ tiếp tục triển khai số hóa các điểm du lịch đã được công nhận.

Cơ hội của du lịch bản địa dựa trên nền tảng vũ trụ ảo Metaverse - 2

Ban Tổ chức Techfest Việt nam 2022 tại Lai Châu tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về nguyên tắc hợp tác trong công tác tư vấn, hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công nghệ thông tin vào quảng bá, phát triển du lịch. Ảnh BTC

Ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu, Trưởng Ban Tổ chức Techfest Việt Nam 2022 tại Lai Châu cho biết, tỉnh đang tiếp tục phát triển loại hình du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp, nông thôn để xây dựng hệ thống sản phẩm đặc thù, chất lượng, có giá trị trên cơ sở các yếu tố tự nhiên, văn hóa, xã hội nhằm tạo sự hấp dẫn cho khách du lịch, trở thành điểm đến hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao tại khu vực và cả nước.

Theo bà Lê Thị Kim Hằng, Giám đốc Công ty cổ phần và đầu tư dịch vụ YESHUE ECO, lợi thế để thu hút du khách của tỉnh Lai Châu là tỉnh gần như giữ được môi trường sinh thái, cảnh quan. Bởi du lịch tự nhiên đang là xu hướng của du lịch thế giới sau đại dịch COVID-19.

Theo bà Hằng, Lai Châu có thể có một quy hoạch và chiến lược phát triển đồng bộ hóa. Phát triển du lịch không phải mạnh bản nào làm ở bản đó, không phải cứ xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm nhỏ mà phải có kế hoạch tổng thể cho toàn tỉnh. Với xu hướng phát triển hiện nay thì cần chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi mô hình kinh doanh của người tham gia vào chuỗi cung ứng, cung cấp dịch vụ du lịch.

Theo các đại biểu tham dự Hội thảo nhận định, thiên nhiên kỳ vĩ, bản sắc văn hóa phong phú, độc đáo của 20 dân tộc cùng sinh sống đây là tiềm năng, lợi thế để du lịch Lai Châu phát triển. Lai Châu có tài nguyên du lịch nhân văn đó là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh, sự thân thiện, mến khách của người dân Lai Châu là nguồn lực quan trọng để phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.

Đặc biệt, Lai Châu cũng rất quan tâm đến ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển du lịch, điển hình là việc Lai Châu đã thực hiện số hoá một số tài nguyên du lịch cộng đồng và đưa phần mềm du lịch thông minh vào hoạt động từ năm 2021... Tuy nhiên, tỉnh cần đẩy mạnh đầu tư khai thác có hiệu quả và bền vững.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

P.V

CLIP HOT