Cần quyết liệt tháo gỡ khó khăn về visa để thu hút khách quốc tế

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

 Visa là yếu tố rất quan trọng và đầu tiên cần được giải quyết, mà đã tồn tại lâu dài. Nếu chúng ta không khắc phục được điểm nghẽn này thì trong thời gian dài sẽ còn khó khăn hơn nữa.

"Ngành du lịch đang bị tác động nặng nề bởi thiếu du khách quốc tế, trong đó nút thắt về vấn đề visa ảnh hưởng trực tiếp cần được tháo gỡ để ngành du lịch Việt Nam phục hồi, phát triển, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước", ông Nguyễn Ngọc Toàn – Tổng biên tập báo Thanh Niên mở đầu hội thảo "Mở visa, phục hồi du lịch" tổ chức vào sáng 10/3.

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia đề xuất các giải pháp đồng bộ như nới lỏng các chính sách về visa, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng nội lực cho doanh nghiệp du lịch…

Cần quyết liệt tháo gỡ khó khăn về visa để thu hút khách quốc tế - 1

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel phát biểu tại hội thảo.

Ts. Phạm Trung Lương Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch nêu vấn đề: Tại sao du khách quốc tế ngại đến Việt Nam sau đại dịch Covid-19?

Ông nhấn mạnh một số rào cản hiện nay ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến sau dịch, như chính sách Visa, đường bay thẳng, điểm đến đẹp, hạ tầng giao thông, sản phẩm, giá cả hấp dẫn... Trong đó vấn đề visa là điểm nghẽn thu hút khách quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

Theo ông, visa là yếu tố rất quan trọng và đầu tiên cần được giải quyết, mà đã tồn tại lâu dài. Nếu chúng ta không khắc phục được điểm nghẽn này thì trong thời gian dài sẽ còn thiếu du khách quốc tế trầm trọng hơn nữa.

Cần quyết liệt tháo gỡ khó khăn về visa để thu hút khách quốc tế - 2

Du khách nước ngoài ngắm cảnh TP từ tầng Saigon Skydeck Bitexco.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch HĐQT Vietravel Corporation cho biết, Việt Nam tuyên bố mở cửa hoàn toàn du lịch từ 15/3, tuy nhiên sau 1 năm qua, khách quốc tế đến Việt Nam vẫn lèo tèo, ì ạch, là do điều kiện quá chặt, bắt đầu từ vấn đề thị thực (visa). Với chính sách visa hiện nay, du lịch Việt Nam không thể phục hồi.

Vì vậy, cần đánh giá hiệu quả của chính sách miễn visa cho các nước vừa qua, ngay cả Visa-on-Arrival (visa tại sân bay) vẫn phải xin phê duyệt trước. Mỗi ngày chỉ hơn 2.000 e-visa được xử lý, trong khi quy trình này vẫn nhận phàn nàn của du khách, thì chúng ta khó mong đợi con số 8 triệu lượt.

Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, khách quốc tế đóng góp lớn vào cơ cấu doanh thu của ngành du lịch. Minh chứng là trong 3 năm trước đại dịch COVID-19, trung bình khách quốc tế đến Việt Nam chỉ bằng 1/5 khách nội địa, nhưng đóng góp khoảng 58% tổng thu nhập từ khách du lịch.

Năm 2019, tổng thu từ khách du lịch quốc tế chiếm 18,3 tỷ USD trong tổng doanh thu 32,8 tỷ USD mà toàn ngành du lịch tạo ra…

Cần quyết liệt tháo gỡ khó khăn về visa để thu hút khách quốc tế - 3

TS. Lương Hoài Nam, Thành viên Hội đồng Tư vấn du lịch cho rằng, cá nhân ông không bao giờ nói chính sách visa là nguyên nhân gây ra những khó khăn mà các doanh nghiệp du lịch, hàng không Việt Nam đã và đang mắc phải. Tuy nhiên, nếu các đơn vị cởi mở chính sách visa song song quảng bá du lịch, là thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt mang thêm ngoại tệ vào đất nước.

Liên quan đến vấn đề visa hiện nay, theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, Sở cũng đã kiến nghị khá nhiều, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên đến nay, có một số chính sách đã được tháo gỡ và vẫn còn một số chính sách đang cần tiếp tục tháo gỡ cho các doanh nghiệp lữ hành trong việc cấp thị thực để đón khách quốc tế đến TP.HCM.

Cần quyết liệt tháo gỡ khó khăn về visa để thu hút khách quốc tế - 4

Đoàn khách quốc tế đến từ siêu du thuyền Spectrum of the Seas ghé tham quan TP.HCM

Cần quyết liệt tháo gỡ khó khăn về visa để thu hút khách quốc tế - 5

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, nhìn nhận chính sách visa chỉ là một trong nhiều nguyên nhân khiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam chưa cao.

Để tháo gỡ các khó khăn về visa, ông Dương Anh Đức cho biết, TP.HCM cũng đã có một số kiến nghị như cần tăng số ngày lưu trú từ 15 ngày lên 30 -50 ngày, chính sách visa cần ổn định để đơn vị kinh doanh du lịch có kế hoạch dài hạn. Cần đẩy mạnh việc cấp visa điện tử cho người dân, du khách.

Ngoài ra, các doanh nghiệp lữ hành, điểm đến phải cải hiện hình ảnh của du lịch Việt Nam.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hữu Long

CLIP HOT