5 kiểu ứng viên nhà tuyển dụng vừa gặp đã muốn xa lánh

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Có thể hình dung tuyển dụng như một cuộc chiến, nơi nhà tuyển dụng không chỉ tìm kiếm những chiến binh có kỹ năng, kinh nghiệm mà còn mong muốn hợp tác với những người tích cực và chuyên nghiệp về thái độ lẫn tư duy.

Tuy nhiên, có 5 dạng ứng viên khiến nhà tuyển dụng chỉ muốn “chạy trốn” ngay từ lần đầu gặp mặt. Hãy cùng khám phá đó là những ứng viên như thế nào để biết đường mà tránh khi tìm việc làm ở Đồng Tháp, Long An, TPHCM… nhé. 

5 kiểu ứng viên nhà tuyển dụng vừa gặp đã muốn xa lánh - 1

Ứng viên muốn được đối xử ưu tiên

Dạng ứng viên này thường xuất hiện kèm theo câu nói thường gặp như sau: “Em là người quen của anh/chị A B C, nhờ anh/chị xử lý CV của em sớm có được không ạ”. Với câu nói này, có thể bạn vô ý nhưng nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy bạn đang dùng mối quan hệ của mình để “ngầm tạo áp lực” cho họ, hoặc bạn đang dựa vào “cửa sau” để hy vọng bản thân được ưu ái hơn so với những ứng viên khác.

Trong một số trường hợp, bạn không phải người chủ động lên tiếng, chính những người quen của bạn sẽ ít nhiều tác động với nhà tuyển dụng để CV của bạn được ưu tiên nhiều hơn. Điều này có thể là lợi thế nhưng nếu lời nói, hành động thiếu sự khéo léo và tinh tế, sẽ đẩy bạn vào tình thế bất lợi so với những ứng viên tự ứng tuyển bằng năng lực của bản thân.Khi ai đó giới thiệu cho bạn một công việc có nghĩa họ đã dùng uy tín của bản thân để đảm bảo cho bạn. Vậy nên, hãy cố gắng đừng làm mất mặt họ. Cho dù bạn quen biết ai đó trong công ty, hãy cư xử chuẩn mực như một ứng viên bình thường. Lịch sự, lễ độ, chân thành và khiêm tốn. Có như vậy mới tạo được thiện cảm với những đồng nghiệp tương lai. 

5 kiểu ứng viên nhà tuyển dụng vừa gặp đã muốn xa lánh - 2

Ứng viên hỏi n+1 câu hỏi nhưng “quên” gửi CV

Mặc dù mọi yêu cầu và mô tả công việc đã có sẵn trong tin tuyển dụng nhưng nhiều ứng viên vẫn lựa chọn liên lạc trực tiếp với nhà tuyển dụng để được giải đáp những thắc mắc của bản thân. Điều đó không có gì đáng chê trách nếu bạn không hỏi n câu vào n thời điểm khác nhau thay vì tổng hợp tất cả thắc mắc của mình thành một danh sách và nhờ nhà tuyển dụng giải đáp cùng một lúc. Đương nhiên, đừng đặt câu hỏi một cách vô tội vạ, hãy hỏi những câu nằm ngoài hoặc khai thác sâu hơn từ tin tuyển dụng.

Có một số trường hợp, ứng viên trao đổi với nhà tuyển dụng từ ngày này qua ngày khác nhưng mãi không gửi CV. Tạm bỏ qua việc bạn đang làm phiền nhà tuyển dụng, gây mất cảm tình từ phía họ, trong thời gian bạn chần chừ, có thể thể vị trí bạn ứng tuyển đã ngừng nhận CV và cơ hội của bạn cũng chấm hết tại đó.

Hủy nhận việc mà không thông báo 

Bạn đã xác nhận công việc và xác nhận thời gian nhận việc nhưng đến ngày hẹn bạn lại không xuất hiện. Điều đáng trách nhất là bạn thậm chí không buồn báo trước với nhà tuyển dụng là bạn đã đổi ý, không muốn nhận công việc này nữa hay bạn đã có vị trí khác tốt hơn. 

Nếu bản thân đã thay đổi ý định, hãy thông báo sớm nhất có thể. Thứ nhất, nhà tuyển dụng có thể điều chỉnh lời đề nghị dành cho bạn (đương nhiên điều này chỉ xảy ra khi năng lực của bạn thực sự được đánh giá cao). Nếu không, họ có thể gửi thư đề nghị cho ứng viên khác để kịp thời thay thế vị trí của bạn và không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. 

Trên hết, đừng quên rằng không đặt người khác vào tình thế không có sự lựa chọn chính là phép lịch sự tối thiểu mà ai cũng nên có.

5 kiểu ứng viên nhà tuyển dụng vừa gặp đã muốn xa lánh - 3

Ứng viên spam CV

Bạn yêu thích một công ty nào đó đến mức ở đâu có tin tuyển dụng của công ty, ở đó có CV của bạn. Bạn ứng tuyển bất kể vị trí tuyển dụng là gì, có liên quan đến kiến thức và kinh nghiệm của bản thân hay không, chỉ mong có thể nhận được một cơ hội.

Khi bạn làm điều này, quả thực bạn đã thành công thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng nhưng lại theo chiều hướng tiêu cực. Bạn gửi đi càng nhiều CV thì CV của bạn càng giảm giá trị, càng khiến họ cảm thấy chán ngán. Thay vào đó, hãy ứng tuyển những vị trí thực sự phù hợp với năng lực cũng như chuyên môn của bản thân và hãy chú ý đầu tư thật chỉn chu cho CV của mình để tăng tỷ lệ được mời phỏng vấn.

Thay đổi mức lương kỳ vọng sau khi nhận được lời đề nghị

Sau khi tham gia phỏng vấn, không ít ứng viên nhận thấy tính chất và khối lượng công việc của mình không giống với mô tả trong tin tuyển dụng và họ muốn thay đổi mức lương kỳ vọng của bản thân. Mong muốn này hoàn toàn chính đáng nếu bạn thay đổi đúng thời điểm – trước khi kết thúc buổi phỏng vấn hoặc chậm nhất là trước khi nhận được lời đề nghị. Nếu đợi đến khi nhận được lời đề nghị rồi mới đổi ý, bạn sẽ bị đánh giá thiếu chuyên nghiệp, kéo theo không ít khó khăn cho nhà tuyển dụng.

Lưu ý rằng, mức lương của bạn không được quyết định bởi nhà tuyển dụng mà được quyết định từ quá trình thương lượng và kết quả đánh giá xếp loại của bạn sau buổi phỏng vấn. Vậy nên, bất cứ sự thay đổi nào từ phía bạn sẽ khiến họ mệt mỏi khi phải xin ý kiến từ nhiều cấp khác nhau. Điều này có thể khiến bạnmất cả chì lẫn chài vì không nhà tuyển dụng nào muốn hợp tác với một ứng viên thiếu chuyên nghiệp như vậy.

Làm một ứng viên được nhà tuyển dụng yêu quý thì khó nhưng làm một ứng viên khiến người người xa lánh lại rất dễ. Đừng biến mình thành một ứng viên đáng ghét để rồi tự tay khép lại tất cả cánh cửa cơ hội của chính mình.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

pv

CLIP HOT