Cambodia và những điều chưa biết...

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Cambodia và những điều chưa biết... - 1Người Campuchia không ăn tết vào ngày đầu tiên của năm mới như Việt Nam hay Tây Phương. Họ cũng không sử dụng lịch mặt trời hay lịch mặt trăng mà có cả một bộ lịch riêng của người Khmer. Tết của Campuchia được tổ chức vào ngày 13, 14, 15.4 hàng năm. Đây là ngày lễ quay hướng mặt của thần Brama – vị thần bốn mặt, đấng tối cao, thiêng liêng cai trị sự sống của mọi sinh vật trên cõi nhân gian.

Thời đại hoàng kim

Thời đại hoàng kim, rực rỡ của nền văn hóa Khmer bắt đầu từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIII, khi vương quốc Kambuja, sau này chúng ta gọi là Campuchia, cai quản cả một vùng lãnh thổ rộng lớn mà thủ đô đặt tại Angkor huyền bí. Chân Lạp là một vương quốc cổ nằm ở bán đảo Đông Dương, thuộc quốc của Phù Nam cổ xưa. Đế quốc Khmer tách từ vương quốc Chân Lạp trở thành đế quốc lớn nhất, hùng mạnh nhất Đông Nam Á, với diện tích 1 triệu km2, gấp 3 lần Việt Nam ngày nay. Và Angkor chính là di sản lớn nhất của triều đại huy hoàng này. Hoàng tử Jayavarman II của triều đại Sailendran là người đại sáng lập nền văn hóa Angkor rực rỡ vang bóng một thời.

Cambodia và những điều chưa biết... - 2

Rắn, sư tử và voi

Truyền thuyết kể rằng, vị vua đầu tiên sáng lập ra vương quốc Chân Lạp là Kampu. Ngài là một quốc vương tài giỏi, yêu thương dân chúng, yêu say đắm và kết hôn cùng một thiếu nữ xinh đẹp, thông minh, tài trí là nàng Naga – rắn thần. Nàng vốn là con gái thần nước. Hoàng hậu Naga và quốc vương Kampu chính là những người đầu tiên thành lập ra đất nước Campuchia. Khi đến Campuchia, du khách sẽ thấy tất cả các kiến trúc từ chùa chiền, đền đài, trường học, thư viện, nhà ở… đều có tượng thần Naga. Nếu bạn bảo rằng đấy là rắn, người Campuchia sẽ lắc đầu và bảo “đó là rồng Campuchia”. Để ý một chút bạn sẽ có rắn 3 đầu, 5 đầu, 7 đầu hay 9 đầu. Tất cả đều mang hàm ý nhân sinh sâu sắc. Theo quan niệm của con dân xứ Angkor, rắn 3 đầu tượng trưng cho thiên – địa – nhân, 5 đầu theo thuyết ngũ hành kim – mộc – thủy – hỏa – thổ, thần Naga 7 đầu tượng trưng cho sự đắc đạo trong tu hành và 9 đầu chính là con đường dẫn lên thiên đàng.

Khi đến Sihanouk Ville, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt bạn chính là tượng Sư tử ngậm ngọc đặt ngay trung tâm thành phố. Tương truyền, vua Norodom Sihanouk trong lần gặp đầu tiên đã yêu ngay nàng Monic – sau là hoàng hậu yêu quý của ngài. Để tưởng nhớ “Cuộc thập tự chinh giành độc lập” của Sihanouk buộc người Pháp trao trả lại chủ quyền, người dân nơi đây xây dựng tượng đài sư tử - biểu trưng cho vua chúa - để con cháu đời đời ghi nhớ công ơn của ông. Vì ngài rất yêu thương hoàng hậu Monic nên bên cạnh vua sư tử là nàng hoàng hậu xinh đẹp. Viên ngọc biểu trưng cho sự cao quý của đức vua.

Bạn cũng sẽ không mấy ngạc nhiên khi thấy ngoài rắn Naga và sư tử, trên đất nước Cao Miên này còn có rất nhiều voi. Voi ở những công viên, quảng trường, phố ăn uống hay trên cả quầy hàng lưu niệm… Theo lời kể của dân địa phương, voi tượng trưng cho sức mạnh. Cư dân Angkor dùng voi làm sức kéo thay cho trâu bò để xây đền Angkor, dùng làm vật cưỡi trong chiến tranh thay cho ngựa. Và trên đất nước Phật giáo này còn có huyền thoại đức Phật được sinh ra từ con voi 3 đầu. Vì lẽ thế, voi được xem là một trong ba con vật linh thiêng được người Campuchia tôn thờ.

Cambodia và những điều chưa biết... - 3

Cambodia và những điều chưa biết... - 4

Sự tích tết Chol Chnam Thmay

Người Campuchia không ăn tết vào ngày đầu tiên của năm mới như Việt Nam hay Tây Phương. Họ cũng không sử dụng lịch mặt trời hay lịch mặt trăng mà có cả một bộ lịch riêng của người Khmer. Tết của Campuchia được tổ chức vào ngày 13, 14, 15.4 hàng năm. Đây là ngày lễ quay hướng mặt của thần Brama – vị thần bốn mặt, đấng tối cao, thiêng liêng cai trị sự sống của mọi sinh vật trên cõi nhân gian. Chuyện xưa kể rằng, vào cái ngày mà trời không nhớ đất sinh ra từ khi nào, dưới trần gian có một người siêu tài tên là Mia Nup. Chàng trai trẻ này không những thông minh, tài giỏi mà còn rất tốt bụng. Người Campuchia yêu quý chàng, vì chàng giúp con người biết lao động, săn bắt, trồng trọt, mang lại cho họ cuộc sống ấm no hạnh phúc. Brama quyền uy thấy người trần gian quý trọng Mia Nup nổi lòng ganh ghét, muốn trị tội kẻ dám làm giảm uy phong của mình. Người xuống trần gian và thách đố với Mia Nup. Nếu chàng trai tốt bụng này thua thì phải dâng đầu cho thần. Ngược lại, nếu thần thua thì chàng cũng sẽ được quyền lấy đầu thần để minh chứng cho sự tài giỏi vượt cả thần thánh của người trần mắt thịt. Nhờ sự giúp đỡ của đôi chim họa mi, Mia Nup đã trả lời được câu hỏi hóc búa của thần Brama. Vị thần kiêu ngạo này buộc phải tự cắt đầu dâng cho Mia Nup. Trước khi cắt đầu, thần dặn dò con cháu phải lấy đĩa bạc để đỡ đầu thần khi rơi xuống, và mỗi năm các cô con gái yêu quý hãy xuống trần gian quay đầu thần để trái đất vẫn tiếp tục quay theo hướng đầu của Brama tối cao. Tết Chol Chnam Thmay có từ ngày ấy. Theo tục truyền, ngày đầu tiên các tiên cô cũ sẽ bay lên trời, tiên cô mới xuống trần gian để chăm sóc cái đầu của cha mình. Vào ngày giao thừa, tất cả các chùa sẽ đánh chuông cùng lúc (có thể sáng hoặc tối chứ không đúng vào 12h đêm như ở các nước khác). Ngày thứ hai con cháu dâng quà lên các đấng sinh thành. Đó có thể là tiền mừng thọ, trái cây hay bánh chưng, bánh dày (giống bánh tét của Việt Nam). Người Campuchia quan niệm bánh chưng tượng trưng cho bà nội, bà ngoại; bánh dày tượng trưng cho ông nội, ông ngoại. Ngày thứ ba là lễ tạt nước, tắm Phật để tẩy rửa bụi trần.

Con người Campuchia hiền hòa và thân thiện, đất nước Campuchia với nền văn minh Angkor đã góp phần tạo nên sự phong phú đầy chất huyền thoại và bí ẩn cho văn minh nhân loại. Hiện nay, Campuchia đã trở thành một trong những sự lựa chọn ưa thích của du khách Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Du lịch Campuchia, năm 2009 lượng khách du lịch Việt Nam tại Campuchia là cao nhất. Tất cả là nhờ sự nỗ lực của lãnh đạo hai nước không ngừng cố gắng để hợp tác cùng nhau phát triển du lịch Việt Nam – Campuchia.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT