Theo Grand View Research, thị trường "wellness tourism" (du lịch chăm sóc sức khỏe) đã đạt hơn 10 tỷ USD vào năm 2022. Con số này dự kiến tiếp tục tăng trưởng mạnh lên đến gần 100 tỷ USD đến năm 2030, mở ra tiềm năng bùng nổ trên toàn cầu trong 10 năm tới.
Trong tiếng Anh, từ "wellness" dùng để chỉ sức khỏe, bao hàm cả khía cạnh "healthy" (thể chất) và "spiritual" (tinh thần). Đặc biệt, khi đại dịch COVID-19 diễn ra đã tác động mạnh và thúc đẩy nhanh hơn xu hướng chuyển dịch của du lịch, và du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe trở thành loại hình du lịch "thấu hiểu" con người nhất trong xã hội hiện đại. Không chỉ hướng tới điểm đến mà du lịch chăm sóc sức khỏe đang thôi thúc mỗi người tìm nơi để trở về chăm sóc bản ngã.
Một chuyến đi chẳng thể khiến cuộc đời hoàn toàn thay đổi, nhưng việc bước ra ngoài "vùng mặc định", tìm về thiên nhiên để thả lỏng các giác quan và cảm xúc, trải nghiệm những liệu pháp cân bằng là cách để con người sống chậm lại, thanh lọc và làm mới chính mình, tìm năng lượng tích cực cho cuộc sống hạnh phúc hơn.
Viện Sức khỏe toàn cầu (GWI) cuối năm 2021 nhận định: Tốc độ tăng trưởng hằng năm của ngành du lịch chăm sóc sức khỏe giai đoạn 2020-2025 sẽ là 21%, vượt qua tất cả các lĩnh vực khác của ngành chăm sóc sức khỏe nói chung.
Còn Wellness Tourism Association trong một cuộc khảo sát gần đây cho thấy: 76% người được hỏi cho biết họ muốn chi nhiều hơn cho các chuyến du lịch để cải thiện sức khỏe và 55% nói rằng họ sẵn sàng trả thêm tiền cho các dịch vụ hoặc hoạt động trị liệu về tâm lý. Du lịch chăm sóc sức khỏe đã trở thành định hướng phát triển dài hạn trong tương lai.
Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này, báo cáo chỉ số tâm lý người tiêu dùng bất động sản do Batdongsan.com.vn công bố đầu năm 2022 cho thấy, khách hàng ở tầng lớp trung lưu, khá giả tại Việt Nam có xu hướng chuyển sang những nơi có nhiều không gian xanh và tách biệt khỏi khu vực dân cư đông đúc.
Rõ ràng, con người ngày càng muốn tìm về với mẹ thiên nhiên để được cân bằng cảm xúc, để được "chữa lành" thân – tâm – trí, giống như lời tâm giao của Jane Austen, nữ nhà văn người Anh đầu thế kỷ 18: "Thật đáng tiếc cho những người không được sớm nếm trải thiên nhiên trong cuộc đời."
Giữa đại ngàn Hoàng Su Phì kiêu hãnh, bên những thửa ruộng bậc thang di sản quốc gia đã trường tồn hơn 4 thế kỷ là những căn bungalow xinh xắn ẩn hiện. Giữa khung cảnh say đắm ấy là Panhou Retreat, viên ngọc xanh đang được rừng già nâng niu, cất giấu và là niềm tự hào của người Hà Giang bản địa.
Ra đời và đón tiếp chủ yếu du khách khách quốc tế từ 20 năm nay, Panhou Retreat vẫn giữ trọn vẹn giá trị thuần nguyên của vùng lõi di sản Hoàng Su Phì.
Như TS Nguyễn Hồng Thục, Viện trưởng Viện nghiên cứu định cư, chia sẻ: "Tìm về thiên nhiên, chúng ta có thể lên rừng hay xuống biển. Biển sôi động sẽ giúp xả stress, lấy lại sự hứng khởi và đam mê, đánh thức phần hối hả nhất trong bạn. Nhưng về với rừng là về với tĩnh tâm và minh triết. Thiên nhiên nguyên bản dạy chúng ta nhiều điều!
Dưới tán rừng già những cây non sẽ nỗ lực vươn mình trỗi dậy để đón lấy ánh sáng nhân gian. Cây càng lớn càng ít lao xao và đến khi trưởng thành, cổ thụ sẽ chọn lặng yên. Tĩnh tại để bao dung, tĩnh để khiêm nhường, tĩnh để biết sống là để cho đi không phải để giành lấy."
Hơn cả một điểm đến, Panhou Retreat thực sự là nơi chốn để trở về, để chúng ta nhận ra bản ngã của mình trong tấm lòng rộng mở với thiên nhiên, để có được sự đồng điệu tâm hồn mình với cỏ cây hoa lá, tiếp nhận những phương thức "nuôi dưỡng", "chữa lành" đi vào tiềm thức, kích hoạt trường năng lượng mới trong mỗi cá nhân.
Với mỗi trải nghiệm dịch vụ nghỉ dưỡng nơi đây, du khách lại có thêm cho mình cách yêu chiều bản thân, lắng nghe thân – tâm – trí theo cách riêng. Như khi được ngâm mình thư giãn trong bồn tắm lá thuốc người Dao với những nguyên liệu tươi được hái chính trong khu vườn Panhou hay thả lỏng toàn thân với massage trị liệu truyền thống… Đó không đơn thuần là sự cảm nhận hiệu quả của những biện pháp trị liệu y học với cơ thể mà trong không gian tĩnh tại ấy, chúng ta thấu hiểu căn nguyên của minh triết, tiếp nhận và kích hoạt trạng thái tự tái tạo năng lượng trong tiềm thức. Hay khi thưởng trà Shan Tuyết cổ thụ, du khách được thư giãn với "thiền trà" và buông bỏ bản ngã trong nghệ thuật của suy nghĩ và tư duy logic…
Ngoài các hoạt động nuôi dưỡng thân – tâm – trí, du khách có thể tập yoga bên bờ suối, đạp xe tận hưởng khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời hay buông lỏng toàn bộ cơ thể trong làn khoáng nóng tự nhiên. Nếu đam mê chinh phục, vượt giới hạn bản thân có thể chạy bộ hay leo núi hoặc đơn giản là trekking (đi bộ đường dài) để khám phá những cung đường bất tận của đại ngàn Hoàng Su Phì mà không cần nhờ đến trang thiết bị hỗ trợ hiện đại.
Khu nghỉ dưỡng đón rất nhiều du khách quay trở về với Panhou Retreat như tìm về nơi thân thuộc, về giữa thiên nhiên và về trong tĩnh tại để nhận về trường năng lượng mới được khai phóng từ chính nội tại. Đó là kết quả của liệu pháp "nuôi dưỡng và chữa lành" mà thiên nhiên đã kỳ công gửi gắm nơi đây.