FESTIVAL ĐUA GHE NGO ĐỒNG BÀO KHMER VÙNG ĐBSCL – SÓC TRĂNG LẦN I – 2013: Festival Đua Ghe Ngo là đặc trưng Văn hóa Tây Nam Bộ

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Một Lễ hội dân tộc Truyền thống đã bước sang trang mới, nâng tầm trở thành Lễ hội Quốc gia: “Festival Đua Ghe Ngo đồng bào Khmer vùng ĐBSCL – Sóc Trăng lần I – 2013”. Trải qua quá trình hình thành hơn 100 tuổi, người dân Khmer Sóc Trăng đã, đang duy trì tổ chức Lễ hội cúng Trăng – Óoc Om Bóc và Đua Ghe Ngo truyền thống diễn ra 14-15/10 (Âm lịch) dần trở thành nét truyền thống, đặc trưng của người dân nơi đây.

Với sự hỗ trợ hết mình từ cấp lãnh đạo tại địa phương cùng sự thông tin liên tục từ Trung tâm báo chí. Festival đã để lại cho người dân địa phương, du khách, hình ảnh hết sức chuyên nghiệp trong công tác chuẩn bị, an ninh và triển khai các sự kiện.

FESTIVAL ĐUA GHE NGO ĐỒNG BÀO KHMER VÙNG ĐBSCL – SÓC TRĂNG LẦN I – 2013:  Festival Đua Ghe Ngo là đặc trưng Văn hóa Tây Nam Bộ - 1

Dọc theo 2 bên bờ sông kéo dài hàng cây số, hàng vạn bà con đã tập trung về xem hội.

 

ẤN TƯỢNG ĐÊM KHAI MẠC

FESTIVAL ĐUA GHE NGO ĐỒNG BÀO KHMER VÙNG ĐBSCL – SÓC TRĂNG LẦN I – 2013:  Festival Đua Ghe Ngo là đặc trưng Văn hóa Tây Nam Bộ - 2

Màn pháo hoa chào mừng Lễ khai mạc Festval đua ghe ngo.

 

Du khách tham dự cùng các đại biểu Trung ương và bà con địa phương đã có một Đêm khai mạc “Festival Đua ghe Ngo đồng bào Khmer vùng ĐBSCL – Sóc Trăng lần I – 2013”, ấn tượng diễn ra tối 15-11-2013, tại dòng sông Maspéro thơ mộng. Chương trình nghệ thuật hoành tráng quy tụ hơn 200 diễn viên với chủ đề “Trăng và Lúa” tái hiện Lễ hội Óoc - Om - Bóc và Đua Ghe Ngo của đồng bào Khmer ĐBSCL. Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa “Vui múa đêm trăng” có nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc. Tất cả tiết mục đều hướng về “Trăng và Lúa”. Trăng đưa nước đến và đi, giúp mùa màng tươi tốt, thuận lợi. Lúa là sản phẩm người nông dân chăm chỉ vun trồng mà có. Trăng và người làm nên hạt lúa tri ơn Trăng và biết ơn người lao động. Những tiết mục mang đậm sắc màu, phong tục thập quán của người dân Khmer: múa ngày hội đua ghe Ngo, múa Kanh te rea, múa trống Chhayam, múa Chun pô, múa Rom vong đã khắc họa nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tiết mục cuối với hình ảnh 9 con rồng bay lượn tượng trưng cho tình đoàn kết của vùng đất ĐBSCL. 

 

— Ông Hoàng Tuấn Anh Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch:

FESTIVAL ĐUA GHE NGO ĐỒNG BÀO KHMER VÙNG ĐBSCL – SÓC TRĂNG LẦN I – 2013:  Festival Đua Ghe Ngo là đặc trưng Văn hóa Tây Nam Bộ - 3

Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho tỉnh Sóc Trăng tổ chức Festival đua Ghe Ngo. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh Sóc Trăng giới thiệu, quảng bá, mời gọi đầu tư về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho địa phương theo hướng liên kết vùng. Mặt khác, Sóc Trăng sẽ tiếp tục cùng với các tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nâng cao chất lượng và tầm tổ chức sự kiện Festival đua Ghe Ngo những lần sau theo hướng xã hội hóa ngày càng cao, tạo điểm nhấn cho Sóc Trăng và các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Đồng thời, sẽ là điểm đến hấp dẫn, thân thiện cho các nhà đầu tư và du khách trong và ngoài nước tìm hiểu, hợp tác đầu tư phát triển du lịch trong lĩnh vực văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long và là đặc trưng văn hóa của miền Tây Nam bộ.

 

FESTIVAL ĐUA GHE NGO ĐỒNG BÀO KHMER VÙNG ĐBSCL – SÓC TRĂNG LẦN I – 2013:  Festival Đua Ghe Ngo là đặc trưng Văn hóa Tây Nam Bộ - 4

Ông Mai Khương - Chủ tịch HĐND Tỉnh Sóc Trăng, Trưởng Ban Tổ chức Festival Đua Ghe Ngo đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long - Sóc Trăng, lần thứ nhất năm 2013, (ảnh trên), cho biết: Với nhiều hoạt động phong phú, độc đáo trong chuỗi sự kiện Festival. Điểm nhấn đặc biệt quan trọng và hấp dẫn nhất trong Festival là Giải đua Ghe Ngo truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ với 62 Đội Ghe nam và nữ, tranh tài trong 02 ngày 16 và 17/11 (nhằm ngày 14 và 15/10 âm lịch), là điều kiện tốt để các đội Ghe Ngo các tỉnh trong khu vực có dịp giao lưu, thi đấu, đua tài, đem thành tích cao nhất cho địa phương mình. Là lần đầu tiên tỉnh Sóc Trăng vinh dự được tổ chức Festival Đua Ghe Ngo. Với tinh thần trách nhiệm của mình, trong thời gian qua tỉnh đã tích cực chuẩn bị, triển khai thực hiện các công việc theo đúng kế hoạch đề ra. Chúng tôi hy vọng, trong những ngày lưu lại chung vui cùng Festival, các Đồng chí và quý khách gần xa sẽ có dịp gần gũi, tìm hiểu con người, quê hương Sóc Trăng xinh tươi, mến khách, với nhiều danh lam thắng cảnh lịch sử, văn hoá nổi tiếng và giàu truyền thống yêu nước.

 

 

  3.500 VẬN ĐỘNG VIÊN THAM DỰ FESTIVAL ĐUA GHE

Mặc dù Lễ Khai mạc Đua Ghe Ngo diễn ra lúc 12 giờ ngày 16/11/2013, tại khu vực khán đài Đua Ghe Ngo (trên sông Maspéro – Nguyệt Giang), nhưng hàng vạn khán giả từ khắp các tỉnh ĐBSCL cùng người dân tại tỉnh Sóc Trăng đã có mặt từ 10g để chọn cho mình vị trí lý tưởng. Dường như với khoảng không gian 2km bờ kè và dưới mặt sông hai bên đã không đủ chỗ cho các cổ động viên “khủng” tham dự lần này. Cuộc tranh tài thu hút 3.500 vận động viên cho hai nội dung Đua Ghe Nam (1.200m); Ghe Nữ (1.000m).

Đua Ghe Ngo là một trong những hoạt động chính của Lễ hội Óoc Om Bóc, đây cũng là nghi thức tiễn nước sau mùa gieo trồng, chào mừng vụ mùa bội thu, ngày hội thể thao, phát huy loại hình văn hóa truyền thống. Qua đó, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trong khu vực, là tiền đề cho sản phẩm du lịch phục vụ du khách và cũng là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc vùng ĐBSCL: Cần Thơ, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long.

 

FESTIVAL ĐUA GHE NGO ĐỒNG BÀO KHMER VÙNG ĐBSCL – SÓC TRĂNG LẦN I – 2013:  Festival Đua Ghe Ngo là đặc trưng Văn hóa Tây Nam Bộ - 5

Trước giờ khai mạc, 62 đội đã tập trung đông đủ trước khu vực lễ đài.

 

FESTIVAL ĐUA GHE NGO ĐỒNG BÀO KHMER VÙNG ĐBSCL – SÓC TRĂNG LẦN I – 2013:  Festival Đua Ghe Ngo là đặc trưng Văn hóa Tây Nam Bộ - 6

Ông Võ Minh Chiến – Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng trao cờ lưu niệm cho 62 Đội Ghe

 

FESTIVAL ĐUA GHE NGO ĐỒNG BÀO KHMER VÙNG ĐBSCL – SÓC TRĂNG LẦN I – 2013:  Festival Đua Ghe Ngo là đặc trưng Văn hóa Tây Nam Bộ - 7

Các vũ công với các điệu múa truyền thống trong buổi Lễ Khai mạc 

 

HOẠT ĐỘNG HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI VÀ TRIỂN LÃM

Nằm trong khuôn khổ chào mừng “FESTIVAL ĐUA GHE NGO ĐỒNG BÀO KHMER ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, SÓC TRĂNG - LẦN I, NĂM 2013”, tại Trung tâm Văn hóa, Triển lãm Hồ Nước Ngọt đã Khai mạc “Hội Chợ Thương Mại Triển lãm”, thu hút hơn 200.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm với tiêu chí “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. 592 gian hàng (542 gian hàng thương mại, 50 gian hàng ẩm thực) của 296 đơn vị (trong tỉnh 42 đơn vị và ngoài tỉnh 9 đơn vị); Triển lãm 150 ảnh “Ký ức Sóc Trăng” của các nhiếp ảnh chuyên và không chuyên thể hiện một phần về kinh tế, văn hóa, xã hội, lao động sản xuất và con người Sóc Trăng trong 100 năm qua.

Hội chợ kéo dài từ ngày 14/11/2013 đến ngày 17/11/2013.

FESTIVAL ĐUA GHE NGO ĐỒNG BÀO KHMER VÙNG ĐBSCL – SÓC TRĂNG LẦN I – 2013:  Festival Đua Ghe Ngo là đặc trưng Văn hóa Tây Nam Bộ - 8

 

Cắt băng khai mạc Hội chợ thương mại và Triển lãm Liên hoan ẩm thực.

FESTIVAL ĐUA GHE NGO ĐỒNG BÀO KHMER VÙNG ĐBSCL – SÓC TRĂNG LẦN I – 2013:  Festival Đua Ghe Ngo là đặc trưng Văn hóa Tây Nam Bộ - 9

Các vị lãnh đạo tỉnh tham quan gian hàng đặc sản gạo Sóc trăng tại hội chợ.

 

HOẠT ĐỘNG LÔI PROTIP (THẢ ĐÈN NƯỚC)

Hội thi Lôi Prôtip (Thả đèn nước) là một trong những hoạt động không thể thiếu trong Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua Ghe Ngo. Người dân Khmer tổ chức thả đèn nước dưới lòng sông để cúng dấu chân còn lưu lại của Đức Phật trên sông “Na Mi Thi” hoặc làm mô hình tháp “Mô La Mu Ni” nơi cất giữ búi tóc của Phật Thích Ca trên thượng giới. Hội thi năm nay có 11 đơn vị huyện, thị xã, thành phố tham dự. Lễ hội còn mang ý nghĩa là để tạ ơn Thần Mặt Đất (prés thôrni) và Thần Nước (prés kôong kea). Bởi theo quan niệm của đồng bào Khmer, qua một năm lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, con người đã làm ô uế đến thiên nhiên, nên con người làm lễ cúng để tạ lỗi.   

FESTIVAL ĐUA GHE NGO ĐỒNG BÀO KHMER VÙNG ĐBSCL – SÓC TRĂNG LẦN I – 2013:  Festival Đua Ghe Ngo là đặc trưng Văn hóa Tây Nam Bộ - 10

Trên dòng Nguyệt Giang, những chiếc đèn nước rực rỡ sắc màu làm không khí lễ hội càng thêm vui tươi hứng khởi.

 

HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI CÚNG TRĂNG – ÓOC OM BÓC và Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù Kê

Diễn ra lúc 18  giờ 30, ngày 17/11/2013 tại Nhà Văn hóa Khmer – TP. Sóc Trăng. Đây là hoạt động văn hóa tâm linh nhằm tri ân thần mặt Trăng được đồng bào Khmer tổ chức vào ngày 15/10 (Âm lịch) tại khuôn viên chùa hoặc tư gia. Theo quan điểm của người Khmer đây là chu kỳ của một năm. Lễ cúng Trăng, được người khấn vái nói lên lòng biết ơn với Thần Mặt Trăng, xin thần tiếp nhận những lễ vật (cốm dẹp) và cầu mong thần ban phúc cho mọi người dồi dào sức khỏe, mưa thuận, gió hòa để mùa màng được tươi tốt và con người hưởng được nhiều thành quả trong lao động sản xuất của vụ mùa tiếp theo...

Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ: từ ngày 11 đến 16 tháng 11/2013 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Sóc Trăng. Nội dung: Biểu diễn các vở diễn Dù kê Khmer Nam bộ. Có 10 đoàn nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer của 6 tỉnh trong khu vực là: Sóc Trăng, Cà Mau, An Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu và Vĩnh Long với gần 500 diễn viên, nghệ nhân tranh tài.... Kết quả: 04 giải xuất sắc: Đòan nghệ thuật Sóc Trăng, Đòan nghệ thuật Ron Ron tỉnh Sóc Trăng, Đòan nghệ thuật Ánh Bình Minh tỉnh Trà Vinh và Đòan nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau. BTC đã trao 07 huy chương vàng, 20 huy chương bạc cho cá nhân và trao 03 bằng khen cho 03 ban nhạc hay nhất.

FESTIVAL ĐUA GHE NGO ĐỒNG BÀO KHMER VÙNG ĐBSCL – SÓC TRĂNG LẦN I – 2013:  Festival Đua Ghe Ngo là đặc trưng Văn hóa Tây Nam Bộ - 11

Vở diễn Anh Hùng Cứu Quốc của Đoàn nghệ thuật Dù Kê Khmer Ánh Bình Minh.

 

FESTIVAL ĐUA GHE NGO ĐỒNG BÀO KHMER VÙNG ĐBSCL – SÓC TRĂNG LẦN I – 2013:  Festival Đua Ghe Ngo là đặc trưng Văn hóa Tây Nam Bộ - 12

Vở diễn Duyên Tiền Định của Đoàn nghệ thuật Dù Kê Sơn Nguyệt Quang.

 

 “Festival Đua Ghe Ngo đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long - Sóc Trăng lần I – 2013” đã khép lại. Nhưng không khí phấn khởi, tươi vui của lễ hội suốt 4 ngày qua, thu hút 500.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham dự Lễ hội đã khẳng định những thành quả phát triển kinh tế, xã hội, mở rộng các hoạt động thương mại, đầu tư và du lịch tại địa phương. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các di sản văn hóa được bảo tồn và phát huy, hướng đến xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, kết chặt tình đòan kết gắn bó giữa cộng đồng các dân tộc của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Hy vọng qua thành công của lần thứ I, tỉnh Sóc Trăng cũng như khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ chính là bước đệm để các cấp lãnh đạo có thêm kinh nghiệm để tổ chức những sự kiện, lễ hội văn hóa tầm khu vực và mở rộng quy mô tổ chức Festival đua Ghe Ngo lần II hoành tráng từ nội dung đến hình thức, tại tiền đề cho Lễ hội được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới của Việt Nam.

FESTIVAL ĐUA GHE NGO ĐỒNG BÀO KHMER VÙNG ĐBSCL – SÓC TRĂNG LẦN I – 2013:  Festival Đua Ghe Ngo là đặc trưng Văn hóa Tây Nam Bộ - 13

Tăng tốc về đích, các đội tranh nhau từng mái chèo một

 Festival đua Ghe Ngo diễn vào đúng dịp Lễ hội Oóc-om-bóc, nên thật sự đã trở thành ngày hội lớn của đồng bào Khmer Nam bộ. Ước tính hơn 500.000 du khách từ các nơi đổ về xem hội. Lễ hội lần này ngoài việc xem các Đội Ghe Ngo tranh tài, du khách còn được thưởng ngoạn những nét văn hóa đặc trưng của Sóc Trăng nói chung, đặc biệt với những bản sắc riêng của cả 3 dân tộc Kinh – Hoa  - Khmer thông qua các chương trình Lễ hội đặc sắc.

 Kết thúc, môn Đua Ghe Ngo Nữ: Đội chùa Ngan Dừa (Bạc Liêu,) giành Giải Nhất; Đội Kỳ Son (Vĩnh Long), Giải Nhì; Đội Lương Nghĩa (Hậu Giang), Giải Ba và Đội Ghe Chùa Cos Tung (huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng), Giải Tư.

Đối với Giải Đua Ghe Ngo Nam, sau 83 trận đấu, Đội Ghe Ngo Càng Long (Trà Vinh), đạt Giải Nhất; Đội Pong Tứs Chắc (huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng), Giải Nhì; Đội Nha Si cũ (Kiên Giang), Gải Ba và Đội Pôthi Prức (huyện Trần Đề, Sóc Trăng), Giải Tư.

FESTIVAL ĐUA GHE NGO ĐỒNG BÀO KHMER VÙNG ĐBSCL – SÓC TRĂNG LẦN I – 2013:  Festival Đua Ghe Ngo là đặc trưng Văn hóa Tây Nam Bộ - 14

Băng qua khán đài, chuẩn bị cán đích

 

FESTIVAL ĐUA GHE NGO ĐỒNG BÀO KHMER VÙNG ĐBSCL – SÓC TRĂNG LẦN I – 2013:  Festival Đua Ghe Ngo là đặc trưng Văn hóa Tây Nam Bộ - 15

Tại đích đến, hàng vạn du khách tập trung dọc theo 2 bên bờ sông theo dõi cuộc tranh tài quyết liệt.

Hoàng Thái Sơn

Ảnh: Quốc Cường, Hữu Long

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT