Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Cách trung tâm Thị xã La Gi 12km, và thành phố Phan Thiết 70km, Khu quần thể di tích Dinh Thầy Thím nằm dưới những tán cây rừng Bàu Cái yên tĩnh, mát rượi. Hàng năm vào dịp Lễ Tảo mộ (Mùng 5 tháng Giêng) và Lễ Tế Thu (Rằm tháng 9 Âm lịch) khách hành hương từ khắp mọi miền tấp nập tựu về cung kính nhang đèn dự lễ

Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím - 1

 Nghi thức tế lễ diễn ra long trọng

Trải qua nhiều lần tu sửa (xây dựng vào năm 1879 - tức năm Tự Đức thứ 32 và được tu bổ lớn vào năm Khải Định thứ 9 – 1924) đến nay, Khu di tích Dinh Thầy Thím uy nghi, bề thế nằm trong khuôn viên rộng khoảng 3,6 ha, gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo mang đậm phong cách cung đình Huế. Ngoài các hạng mục chính được xây dựng khang trang theo dạng “tứ trụ”, mái lợp ngói âm dương, trên nóc có Lưỡng long tranh châu với Cổng tam quan, Chánh điện, Tiền hiền, Hậu hiền, Võ Ca v.v.. bên trong nội điện cũng được điêu khắc, trạm trổ công phu bởi các họa tiết, bao lam, hương án, khám thờ, cùng các bức hoành phi, câu đối, sơn son thếp vàng uy nghi, tinh xảo.

Theo sử sách, Thầy và Thím là người gốc ở Quảng Nam, phiêu bạt vào vùng đất Tam Tân, nay thuộc xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận từ thời vua Gia Long; lập kế sinh nhai bằng nghề đốn củi, đóng thuyền; ngoài ra, Thầy và Thím còn bốc thuốc chữa bệnh cứu người và dạy nghề biển cho cư dân địa phương. Khi Thầy và Thím khuất núi, để tưởng nhớ công đức bậc tiền hiền, dân làng đã lập đền thờ tại  rừng Bàu Cái, hàng năm cung nghinh tế lễ long trọng. Ngoài giá trị văn hóa tín ngưỡng dân gian truyền thống, Dinh Thầy Thím còn được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là “Di tích kiến trúc - nghệ thuật” cấp Quốc gia vào ngày 27/9/1997.

Lễ hội kéo dài trong suốt tháng 9 âm lịch, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách về tham dự. Di tích Dinh Thầy Thím được biết đến không chỉ với khách hành hương trong vùng, mà còn trở thành một địa chỉ kết nối du lịch của tỉnh Bình Thuận được nhiều người trong, ngoài nước tham quan, cúng lễ.

Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím - 1

 

Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím - 3

 

Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím - 4

 

Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím - 5

 

Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím - 6

 

Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím - 7

 

Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím - 8

 

Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím - 9

 Những ngày diễn ra lễ hội, Dinh Thầy Thím lúc nào cũng tấp nập bá tánh thập phương nhang đèn từ sáng sớm tới tận mãi khuya

Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím - 10

 Phía bên ngoài, những gánh hàng ăn sẳn sàng phục vụ du khách

Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím - 11

 Khắp các ngã đường vào khu di tích nườm nượp khách hành hương tựu về

Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím - 12

 Trước cổng Dinh Thầy Thím lúc nào cũng tấp nập

Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím - 13

 Khuôn viên bên trong nghi ngút khói hương

Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím - 14

 Bà con chuẩn bị những mâm lễ vật dâng cúng

Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím - 15

 Khách từ phương xa dịp này cũng về trả lễ

Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím - 16

 Đến gần giữa trưa, vẫn nườm nượp khách

Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím - 17

 Chiều tối, các đoàn nghệ thuật chuẩn bị diễn xướng tích Thầy

Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím - 18

 Hóa trang trước khi diễn

Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím - 19

 Khu lăng mộ Thầy – Thím cách Dinh khoảng 3km về hướng Tây; có 4 nấm mộ đắp bằng cát trắng, hai ngôi mộ phía Tây là mộ của Thầy - Thím, hai ngôi còn lại là của đôi hắc - bạch hổ (vốn được coi là vệ sĩ của Thầy Thím) 

Long trọng Lễ hội Dinh Thầy Thím - 20

 Thả chim phóng sanh trước mộ Thầy – Thím

Hữu Long

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT