Lữ khách & Những chuyến bay thú vị

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” – ông bà đã dạy cho chúng ta những điều tưởng chừng đơn giản, nhưng thực sự đó là… càn khôn Trong túi khôn trong cõi nhân gian. Những chuyến đi du lịch khảo sát thị trường tour, tuyến ở một số nước, nhiều nhà báo chúng tôi có cơ duyên với nghiệp báo chí, du lịch, đã có nhiều dịp “đi mây về gió” để mở rộng tầm mắt, để thấy trái đất trông xa nhưng thật gần, như thể một vòng tay ôm thân thiện. Điểm lại các chuyến đi du lịch khảo sát điểm đến, thấy có khá nhiều kỷ niệm bất ngờ và thú vị…

Lữ khách & Những chuyến bay thú vị - 1

Nước mắ­m, ớt và… rau muống!

Ba chất liệu ẩm thực này ở trong nước quá là quen thuộc, nhưng khi bạn ở “xứ lạ quê người” lại không quen thuộc món ăn địa phương, hoặc giả món ăn “sơn hào hải vị” quá cầu kỳ, thịnh soạn nhưng… lại không có… nước mắm, ớt hiểm là đã thấy “chợn chợn”.

Nước chấm phổ biến và đại trà ở Malaysia, Singapore, Thẩm Quyến, Quảng Tây là xì dầu (nước tương, kiểu Trung Quốc). Còn nước mắm Việt Nam – Phú Quốc là cực kỳ hiếm hoi, riêng nước mắm Phú Quốc lấy mác Thái Lan tôi có nghe nói, nhưng mình chưa hề được thưởng thức, chẳng biết có hạp khẩu vị hay không.

Trong một tour du lịch quốc tế dài ngày, từ ngày thứ ba trở đi, nếu du khách thiếu sự chuẩn bị riêng về ẩm thực từ quê nhà, xem là thua trước ngồn ngộn bò, heo, trừu, vịt, gà… đó là chưa kể đến mỡ, dầu tràn ngập các đồ xào, nướng. Lúc ấy, mới “khát khao” thèm rau muống luộc! Người Việt ta luộc rau muống ngắt là khoảng 2, 3 cm cọng, còn ở xứ lạ sợi rau muống vừa dài, vừa to, họ cứ để luộc nguyên si nên dây nhợ tùm lum.

Để tự xử cho bao tử, nhiều du khách đã tự lực mang theo mì gói Việt Nam, điều này cực kỳ có ý nghĩa… thoát hiểm. Trời đất ơi, gói mì gói Việt Nam sản xuất, xơi trong lúc bụng đói ở xứ ngưới thật là khoái khẩu, quá đã. Xin hoan nghênh hàng mì gói Việt Nam bởi “danh bất hư truyền”!

Lữ khách & Những chuyến bay thú vị - 2

Vi phạm hút thuốc lá: 200 đô Singapore!

Ở Malaysia không cấm hút thuốc lá nên “người ta” thảnh thơi trên đường tham quan các danh lam thắng cảnh. Đến khi nhập cảnh Singapore bỗng rì rào thông tin: Ở Singapore ngăn cấm thuốc lá, mỗi du khách chỉ được sử dụng 1 gói, vị chi là 20 điếu. Tin chỉ thế thôi, nhưng các ông, các anh lỡ nghiền thuốc lá thấy… họa đang tới. Thế là đẻ ra cảnh rất buồn cười là… gởi nhớ thuốc lá cho du khách khác vốn dĩ không ưa thích khói thuốc lá, mỗi người một gói theo tiêu chuẩn nhập cảnh! Thật ra, ở Singapore họ rất nghiêm túc gìn giữ môi trường sạch xanh trong xử phạt du khách vi phạm, giả sử ném đốt điều thuốc lá trong khu vực cấm sẽ được cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý, nghe đâu là phạt ở mức 200 đôla Singapore cho một lần vi phạm.

Ở Việt Nam, từ 1.1.2010, việc hút thuốc lá nơi công cộng, công viên, nhà hát, khách sạn, bệnh viện, trường học… sẽ bị phạt từ 50.000đ – 100.000đ/1 vi phạm. Hiện chưa có sự phân cấp cho đơn vị nào xửi phạt. Nhưng dầu sao vì lý do sức khỏe, việc giảm bớt và không hút thuốc lá là tốt nhất.

Những sư phụ… “hai ngón”

Việc du khách quốc tế đến TPHCM, hay du khách nội địa đến TPHCM, đôi lúc – đôi chỗ, có người gặp phải chuyện bực mình bởi những sư phụ… “hai ngón” chôm chỉa.

Nhưng nếu bạn có ra nước ngoài thì gần như ở mọi nơi như bến tàu, sân bay, lễ hội, shopping… đều có các sư phụ… “hai ngón”. Vấn đề đây là hiện tượng xã hội vốn đã rất phức tạp trong quan hệ. Tất nhiên, việc ngăn chặn, lên án, xử phạt là điều cần thiết. Vì sơ sót bị “chôm chỉa” này của du khách có ảnh hưởng đến uy tín của Ngành Du lịch, làm buồn lòng du khách quốc tế.

Một Giám đốc Công ty Du lịch kể tôi nghe sự cố chị đã từnmg mất bóp tại Ý, bị chôm giỏ xách ở quận 13 – Paris… Nhưng riêng anh Hướng dẫn viên Lý Binh Lương ở Thâm Quyến, khi trao đổi kinh nghiệm “xương máu”, anh kể: “Du khách nên đổi USD sang tiền Nhân dân tệ ở ngay Khách sạn, nhớ cầm theo card visit của Khách sạn để nếu có lạc được thì quắc taxi về khách sạn. Không nên đổi tiền ở các sạp tạp hóa, cửa hàng, bởi người xấu thì ở đâu… cũng có! Nhớ biết phân biệt cái gờ của tờ USD, riêng tờ 100 Nhân dân tệ cũng có gờ, màu sắc rõ, sắc nét. Nhưng có thể, khi bạn đưa tiền rồi, tiền thật hẳn hoi nhưng người đổi tiền cầm que lại, xăm xoi một lúc rồi phán: “Đây là tiền giả!” Bạn đòi xem lại, cãi nhau, bạn thua vì tờ tiền trên tay bạn lúc này đã là tiền giả, có chứng cứ rõ ràng! Vì sao, vì có sư phụ… “hai ngón” đã đổi tờ tiền thật của bạn thành tiền giả trong “tíc tắc” khi mà bạn mất cảnh giác!”

Nhờ có sự cảnh báo của anh Hướng dẫn viên du lịch, đoàn du khách chúng tôi… tự tin xăm xoi tiền thối lại lúc mua bán quà, hàng. “Đi có bạn, về có phường” nên không bị lạc trên những dãy phố đêm ẩm thực người đông đúc trần ngập ở Thâm Quyến. Lúc nào ai cũng cẩn trọng cái bóp, đồng hồ, điện thoại di động, máy quay phim, máy chụp hình… Nói tóm lại là… an toàn tuyệt đối.

Lữ khách & Những chuyến bay thú vị - 3

Du khách nào cũng là… VIP!

VIP là tên viết tắt của cụm từ “Very Important Person” – nhân vật quan trọng. Qua những tour tuyến khảo sát cùng Công ty Sasco Travel TPHCM, điều gây ấn tượng với tôi là việc sử dụng thẻ VIP ở Thâm Quyến, Quảng Châu. Đây là sự hiếu khách, tôn vinh du khách là thượng đế, nhưng thực sự ý tưởng này thuộc loại bậc thầy, sư phụ với nghiệp vụ đầy mình. Họ chiều du khách và bán được sản phẩm trong sự tự nguyện, thích thú của du khách.

Thử xem, một đoàn khách đến một điểm tham quan được chào đón niềm nở, được tiếp tân nữ choàng lên cổ du khách một thẻ VIP to đùng. Hay thật! Già, trẻ, lớn, bé, nam, nữ “tất tần tật” đều là VIP tự nhiên mình thấy mình “oách” quá xá!

Tôi tìm hiểu, hóa ra đây là đoàn khách nội địa đến từ tỉnh Tứ Xuyên, đoàn khác đến từ Quảng Đông, đoàn này là Việt Nam… Họ đối xử như nhau, bình đẳng. Mỗi du khách lủng lẳng thẻ VIP, ở những nơi xa xôi kia, ngay như trong đất nước Việt Nam mình, liệu có mấy khi mình được đeo thẻ VIP đi mua sắm ở các shopping!

Các Khu Du lịch Việt Nam và các các siêu thị, shopping… nên chăng có thêm thẻ VIP dành riêng cho du khách qốc tế. Tôi đồ rằng, họ cũng tự cảm thấy “oách” vì mấy khi họ trở thành VIP, như đoàn chúng tôi, khi đeo thẻ VIP vào có người chợt cảm thấy khoái chí, nhiệt tình mua hàng đủ thứ. Vì là… VIP nên không cần trả bằng tiền Nhân dân tệ nữa mà cứ oke, rút USD ra mua hàng trông rất ư là… VIP!

Lữ khách & Những chuyến bay thú vị - 4

Không chỉ là huyền thoại…

Trước đây vài năm, thế giới xôn xao vì giới khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện ra lăng mộ Tần Thủy Hoàng, phát hiện cả binh hùng tướng mạnh bằng đất sét… Quả là ấn tượng bất ngờ. Đọc lịch sử Châu Á, đặc biệt lịch sử Trung Quốc thì Tần Thủy Hoàng là một Hoàng đế thuộc hàng kiệt xuất với tác phẩm kiến trúc Vạn lý trường thành. Cuối năm 2009, thế giới một phen bất ngờ khi có tin các nhà khảo cổ Trung Quốc lại phát hiện ra lăng mộ của Tào Tháo – một nhân vật lừng danh tốt và xấu trong sử sách Trung Quốc.

Từ lịch sử, đã có những huyền thoại được lưu truyền. Nhưng có điều lạ, có những sự kiện, sự việc cá biệt họ cũng có thể tạo nên huyền thoại! Ấn tượng nhất là tượng con “Tì Hưu”, không phải con Kỳ lân, không phải Sư tử, điều bất ngờ là con vật này chỉ có… ăn vào mà không thải ra?! Thêm vào đó yếu tố “tâm linh” mách bảo, rồi truyền miệng – nếu có thờ cúng đôi “Tì Hưu” này sẽ phát tài, phát lộc. Nghe riết rồi hẵn mọi người… thấy quen. Tham quan nơi trưng bày sản phẩm này ở Thâm Quyến, thấy vô cùng đa dạng từ mẫu mã tượng nhỏ giá bèo nhất là 50 Nhân dân tệ, đến trung bình là 300 USD, to hơn giá cả ngàn USD, còn về chất liệu người bảo là đá, ngọc… hoặc chất liệu tổng hợp gì đó, thì cũng chịu!

Ai lại không ham làm giàu, ai lại chẳng muốn “tiền vô như nước”! Âëy là ước mơ của mỗi người không phải chỉ ở Châu Á mới có. Đi du lịch những mong khám phá, gặp ngay câu chuyện truyền miệng mang tính thần kỳ này, thật kh1o ai cưỡng được việc tự móc túi để mua về sử dụng một đôi “Tì Hưu”. Còn có “đắc địa” hay không, thì… không ai biết!

Trong nghề du lịch, việc tạo nên một sản phẩm du lịch là yêu cầu bức thiết, bởi chính sản phẩm du lịch ấy sẽ tạo nên thương hiệu hấp dẫn du khách. Với sản phẩm thuần túy là từ trí tưởng tượng, Thâm Quyến đã tạo được một thương hiệu “sớ dzách” cho sản phẩm “Tì Hưu” đối với du khách quốc tế. Trong khi đó, biểu tượng chính của Thâm Quyến là con Trâu, còn biểu tượng chính của Quảng Châu là 5 con Dê đặt tại công viên Việt Tú.

Trò chuyện với chúng tôi, rõ là bái phục ý tượng tạo sản phẩm từ trí tưởng tượng, nhà văn Lê Văn Nghĩa – tác giả của “Điệp viên không không thấy” tâm đắc: “Trung Quốc, đát nước của những huyền thoại!”

Năm nay, Ngành Du lịch Việt Nam ở tuổi 50, sau 50 năm thành lập Ngành Du lịch Việt Nam vẫn luôn phấn đấu trở thành một ngành mũi nhọn, một ngành công nghiệp không khói. Rất cần một chiến lược cho công tác đầu tư – xây dựng – quảng bá – tiếp thị phát triển những sản phẩm du lịch Việt Nam độc đáo, đặc thù, ấn tượng với du khách quốc tế!

V.M.P

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT