Tưởng niệm 160 năm ngày Anh hùng Trương Định tuẫn tiết

Hàng trăm cán bộ, người dân cùng du khách đến Quảng Ngãi dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ 160 năm Ngày Anh hùng Trương Định tuẫn tiết (20/8/1864-20/8/2024).

Sáng 18/8, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ tưởng niệm 160 năm ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia Đền thờ Trương Định, tại xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi.

tuong niem 160 nam ngay anh hung truong dinh tuan tiet - 1

tuong niem 160 nam ngay anh hung truong dinh tuan tiet - 2

tuong niem 160 nam ngay anh hung truong dinh tuan tiet - 3

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết hôm nay, trong không khí tháng 8 của mùa thu lịch sử, cán bộ, nhân dân cùng du khách về đây cùng tưởng niệm 160 năm ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia Đền thờ Trương Định, tại xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi.

tuong niem 160 nam ngay anh hung truong dinh tuan tiet - 4

Ngược dòng thời gian, vào năm 1820, tại làng Tư Cung, nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, một vùng quê hiền hòa, có văn hiến lâu đời và giàu truyền thống yêu nước đã sinh thành thiếu niên có tâm khí, có khí phách phi thường, giỏi võ nghệ và am tường binh thư - đó là Trương Định.

Năm 1844, tròn 24 tuổi, Trương Định theo cha vào Nam, đến xứ Gò Công lập nghiệp. Năm 1854, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của triều đình nhà Nguyễn, ông đứng ra chiêu mộ dân nghèo, lập đồn điền khai hoang lập ấp ở Gia Thuận (thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang ngày nay) sau đó được triều đình nhà Nguyễn phong chức Phó Quản cơ, rồi Quản cơ kiêm Chánh tổng huyện. Nhân dân địa phương trong vùng gọi ông là Quản Định.

tuong niem 160 nam ngay anh hung truong dinh tuan tiet - 5

tuong niem 160 nam ngay anh hung truong dinh tuan tiet - 6

Năm 1859, khi quân Pháp mở rộng xâm lược miền Nam, Trương Định mộ quân, lập căn cứ quân sự tại vùng đất Gò Công dựng cờ khởi nghĩa và giành được nhiều trận thắng quan trọng, khiến quân thù khiếp sợ.

Đêm ngày 03 rạng sáng ngày 04/7/1860, nghĩa binh của Trương Định cùng lãnh binh Nguyễn Văn Sất đem 2.000 nghĩa binh đánh đồn Kiểng Phước. Ngày 07/12/1860, nghĩa quân Trương Định phục kích giết chết Đại úy Barbet khi đi tuần. Nhờ tài đức, dũng cảm, gan dạ, tiên phong trong các trận đánh và lập nhiều chiến công, triều đình nhà Nguyễn đã phong cho ông giữ chức Phó Lãnh binh Gia Định.

tuong niem 160 nam ngay anh hung truong dinh tuan tiet - 7

tuong niem 160 nam ngay anh hung truong dinh tuan tiet - 8

tuong niem 160 nam ngay anh hung truong dinh tuan tiet - 9

Bằng tài thao lược, uy tín, sự tín nhiệm của nghĩa binh và Nhân dân cùng ý chí quyết tâm chống giặc, giữ đất, giữ làng, Trương Định đã xây dựng Gò Công thành trung tâm kháng chiến mạnh nhất, thúc đẩy các phong trào yêu nước trong khu vực và Nam bộ phát triển mạnh mẽ.

Giữa lúc phong trào kháng chiến của Nhân dân dâng cao, ngày 05/6/1862, triều đình Huế và Pháp ký Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và hạ lệnh ông bãi binh, phong chức Lãnh binh An Hà (An Giang), rồi điều ông ra Phú Yên. Đứng trước giữa lợi ích cá nhân và niềm tin của Nhân dân, Trương Định quyết ở lại, sát cánh cùng nghĩa quân chiến đấu chống giặc. Tháng 02/1863, nghĩa binh đắp đàn làm lễ bái tướng, suy tôn ông lên làm “Bình Tây Đại nguyên soái”, tự xưng danh “Trung Thiên tướng quân”.

tuong niem 160 nam ngay anh hung truong dinh tuan tiet - 10

tuong niem 160 nam ngay anh hung truong dinh tuan tiet - 11

tuong niem 160 nam ngay anh hung truong dinh tuan tiet - 12

tuong niem 160 nam ngay anh hung truong dinh tuan tiet - 13

Ngọn cờ Bình Tây Đại nguyên soái với khẩu hiệu của phong trào “Phan – Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” tung bay khắp nơi, nhân dân tin tưởng đi theo, số lượng nghĩa quân tăng nhanh, phong trào đấu tranh chống Pháp lớn mạnh, bè lũ cướp nước và bán nước ngày càng khiếp sợ và hoang mang.

Đêm ngày 19/8 năm Giáp Tý 1864, nghĩa quân Trương Định bị đánh úp bất ngờ. Trong cuộc chiến đấu không cân sức, Trương Định bị trọng thương và không để rơi vào tay giặc, ông đã rút gươm tuẫn tiết vào rạng sáng ngày 20/8/1864. Tuy chủ tướng bị hy sinh, nhưng cảm kích trước tấm lòng xả thân, sự hy sinh anh dũng của võ tướng ái quốc thương dân, phong trào đấu tranh của Nhân dân Nam Kỳ bùng phát ngày càng mạnh mẽ. Con trai Trương Định là Trương Quyền tiếp nối chí cha, quyết tâm chống giặc, sau đó bị ám sát vào năm 1870.

tuong niem 160 nam ngay anh hung truong dinh tuan tiet - 14

tuong niem 160 nam ngay anh hung truong dinh tuan tiet - 15

Sau khi Trương Định mất, thi hài của ông được đưa về Gò Công để thị uy dân chúng. Bà Lê Thị Thưởng – chính thất của ông đã đưa bài vị về quê hương nơi sinh thành ông để thờ phụng.

Ghi nhận công đức của anh hùng dân tộc Trương Định, năm 1874, triều đình cấp ruộng tuất để thờ Trương Định cùng 20 quan tiền và hai phương gạo mỗi tháng để bà sinh sống. Khi bà Lê Thị Thưởng mất, để bảo vệ thi hài của bà, nhân dân trong làng đã an táng bà nhưng không dựng bia. Hiện nay, ngôi mộ của bà đã được xây dựng tại xã Tịnh Thiện, thành phố Quảng Ngãi.

Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định hy sinh nhưng tên tuổi và sự nghiệp chống giặc, giữ nước của ông mãi mãi gắn chặt với mảnh đất Gò Công, là niềm tự hào của quê hương Tiền Giang, Quảng Ngãi và cả nước. Để tưởng nhớ nhân cách, tài năng và công lao to lớn của Trương Định, nhân dân đã lập nhiều đền thờ, miếu thờ mang tên ông. Thương tiếc Anh hùng Trương Định tuẫn tiết, Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu đã viết “12 bài thơ liên hoàn “Điếu Trương Định” và bài “Văn tế Trương Công Định”, trong đó có đoạn:

“Ôi! Trời Bến Nghé mây mưa sùi sụt, thương đấng anh hùng gặp lúc gian truân;

Đất Gò Công cây cỏ ủ ê, cám niềm thần tử hết lòng trung ái.

Xưa còn làm tướng, dốc rạng giồi hai chữ bình Tây;

Nay thác theo thần, nên dâng hộ một câu phúc thái”.

160 năm đã trôi qua kể từ ngày anh hùng dân tộc Trương Định hy sinh nhưng hình ảnh của người lãnh tụ nghĩa quân vĩ đại và dấu ấn cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo, vẫn mãi còn in đậm trong những trang sử vàng kháng Pháp của Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung.

Sau khi Trương Định hy sinh, ghi nhớ công ơn to lớn đối với sự nghiệp nước nhà mà bại sản, vong thân, năm thứ 24 (1871), vua Tự Đức ban chiếu chỉ cho dựng đền ở sở tại (tức làng Tư Cung) để thờ tự. Trải qua thời gian và chiến tranh, đền thờ đã bị phá hủy hoàn toàn.

Để tỏ lòng biết ơn và kính trọng trước công lao to lớn của anh hùng dân tộc Trương Định đối với sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng đền thờ tại quê nội của Người ở thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi để làm nơi thờ tự, tưởng niệm, thăm viếng và giáo dục truyền thống yêu nước.

tuong niem 160 nam ngay anh hung truong dinh tuan tiet - 16

tuong niem 160 nam ngay anh hung truong dinh tuan tiet - 17

tuong niem 160 nam ngay anh hung truong dinh tuan tiet - 18

Đền thờ Trương Định được xây dựng năm 2007, nằm dưới chân núi Đầu Voi, mặt quay về hướng Bắc với diện tích tổng thể gần 26.700m2. Di tích gồm các hạng mục công trình: Cổng tam quan, nhà bia, đền thờ chính, nhà trưng bày, nhà khách, sân vườn, tường rào bao quanh và khu vực Núi Đầu Voi.

Đền thờ có dạng nhà ba gian gồm gian chính và hai gian bên. Gian thờ là nơi đặt tượng bán thân anh hùng dân tộc Trương Định. Hai gian bên là phối thờ tả ban, hữu ban, thân mẫu của Trương Định – vợ chính thất của Vệ úy hữu thủy vệ lãnh binh tỉnh Gia Định Trương Cầm, vợ chính thất của Đô úy Quản cơ Trương Định, Trương Quyền – con trai Trương Định cùng các nghĩa binh tham gia cuộc khởi nghĩa Trương Định. Tiếp đến là nhà trưng các tài liệu, hình ảnh, hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Trương Định.

Trước đó, năm 2014, Đền thờ Trương Định được UBND tỉnh Quảng Ngãi xếp hạng di tích cấp tỉnh. Đến năm 2023, được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia.

Những năm qua, di tích lịch sử Đền thờ Trương Định thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái. Di tích này trở thành một trong những địa chỉ đỏ để giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân Quảng Ngãi và cả nước.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Minh Thu

CLIP HOT