BÁC HỒ TRONG TRÁI TIM TÔI!

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Làm thế nào để rèn luyện đạo đức Cách mạng, trở thành công việc suốt đời của mỗi người theo tư tưởng Hồ Chí Minh

 

 BÁC HỒ TRONG TRÁI TIM TÔI! - 1

Đạo đức Cách mạng hay đạo đức đối với người Cách mạng là vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm trong suốt cả cuộc đời hoạt động của mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát đạo đức của người Cách mạng với 3 mối quan hệ:  Với mình: Cần, Kiệm, Liêm, Chính; Với công việc: Không sợ khó khăn, gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ được giao (Cái gì có lợi cho dân thì làm; việc gì có hại cho dân thì phải tránh. Biết đặt việc công lên trên việc tư); Với người: Biết yêu thương con người, yêu Tổ quốc và nhân dân, một lòng trung thành với Đảng: Phải tận trung, tận hiếu, luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết.

Đạo đức Cách mạng được thể hiện ở 5 nội dung cụ thể: Một là: Trung với nước, hiếu với dân; Hai là: Trau dồi chủ nghĩa tập thể, chống chủ nghĩa cá nhân; Ba là:  Nỗ lực học tập cầu tiến bộ; Bốn là: Yêu lao động, lao động sáng tạo, chống chây lười ăn bám; Năm là: Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

BÁC HỒ TRONG TRÁI TIM TÔI! - 2

Một trong những lời dạy của Người mà tôi thấy có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của mình là: Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức Cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ Cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và cấp thiết.

Là một người Đoàn viên, thanh niên, theo tôi để rèn luyện đạo đức Cách mạng trở thành công việc suốt đời của mỗi người theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần phải:

Suốt đời phấn đấu hy sinh cho lý tưởng của Đảng, của dân tộc. Đó chính là mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Không chùn bước trước những khó khăn trước mắt, luôn vững tâm bền chí vượt qua thử thách để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.“Không có việc gì khó; Chỉ sợ lòng không bền; Đào núi và lắp biển; Quyết chí ắt làm nên”. Phải đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết và lên trước hết, “ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc thì Đảng không có lợi ích gì khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra nguyên tắc: “Lợi ích cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng. Lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phải phục tùng lợi ích của toàn thể. Lợi ích tạm thời nhất định phải phục tùng lợi ích lâu dài”. Người Đoàn viên, Thanh niên phải có một đời tư trong sáng, phải là một tấm gương sáng trong cuộc sống. Như vậy, mới có thể thuyết phục, vận động được nhân dân trong các phong trào Cách mạng.

Người đoàn viên, thanh niên phải tận tụy với sự nghiệp Cách mạng, phải trung thành với Đảng, với Tổ quốc, “phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. Trung thành ở đây trước hết đòi hỏi đoàn viên, thanh niên phải hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình được giao, kể cả trong thời kỳ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và kể cả khi thời bình, xây dựng đất nước; khi gặp thắng lợi thì không kiêu căng, chủ quan, tự mãn; khi gặp khó khăn, gian khổ, trở ngại thì không hoang mang, dao động; “vô luận hoàn cảnh thế nào, lòng họ cũng không thay đổi”; phải luôn luôn có ý thức và hành động bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc. Trung thành với Cách mạng là phải hết lòng, hết sức phục vụ Cách mạng, phục vụ nhân dân.

Đoàn viên, Thanh niên phải có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,có mối liên hệ mật thiết với nhân dân. Phải làm cho dân tin, dân yêu, dân kính, dân phục; không được mang danh Cộng sản để đè đầu cưỡi cổ nhân dân; phải yêu dân, kính dân;

Phải luôn luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt. Học suốt đời, học nữa, học mãi. Bởi vì, muốn làm được việc, muốn cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân, không chỉ có lòng nhiệt huyết, mà phải có tri thức.

BÁC HỒ TRONG TRÁI TIM TÔI! - 3

Người Đoàn viên, Thanh niên phải được đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức Cách mạng, phẩm chất chính trị, về năng lực tư duy, lý luận, năng lực nhận thức, năng lực chuyên môn mà nhất là năng lực hoạt động thực tiễn, để vận dụng sáng tạo những tri thức lý luận vào thực tế tình hình hiện tại. Nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, hình thành lập trường, quan điểm, tư tưởng vững vàng, kiên định trước mọi khó khăn, thách thức. Hình thành bản lĩnh chính trị cho từng đảng viên dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước dân, trước Đảng về việc làm của mình. Rèn luyện và tu dưỡng về phong cách, lối sống nhất là phong cách lãnh đạo gần dân, gắn bó mật thiết với nhân dân. Sống mình vì mọi người, sống có mục đích, lý tưởng, hoài bảo, ước mơ, khát vọng và có quyết tâm thực hiện cho bằng được những ý tưởng cao đẹp ấy.

Cần cụ thể hoá thái độ tận tụy, trung thành phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân thành các nhiệm vụ trên từng vị trí công tác, từng loại công việc. Thấm nhuần, quán triệt sâu sắc tư tưởng và tấm gương vì nước quên thân, vì nhân dân phục vụ của Bác Hồ để vận dụng, cụ thể hóa nội dung những lời dạy của Bác đối với ngành, địa phương, giới mình trong điều kiện mới, gắn với hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị.

Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hướng vào việc nâng cao vai trò tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên. Vì vậy, cần động viên, khuyến khích, hướng dẫn mọi người, đặc biệt là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tự giác đề ra chỉ tiêu phấn đấu thiết thực.  Để hỗ trợ mỗi cá nhân thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi tập thể đảng, chính quyền, đoàn thể xây dựng các chương trình hành động, giúp đỡ, giám sát và kiểm tra việc tự giác làm theo của cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên của mình. Định kỳ yêu cầu các cá nhân báo cáo những việc đã làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

  Một trong những nguyên tắc thực hành đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải nêu gương về đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người đều phải nêu gương về đạo đức: Ông bà nêu gương cho con cháu, cha mẹ nêu gương cho con, anh chị nêu gương cho em, Đảng viên nêu gương cho quần chúng… Phát huy vai trò nêu gương trong thực hành đạo đức có ý nghĩa to lớn không chỉ trước mắt mà còn mãi mãi sau này.

Việc nêu gương về đạo đức không chỉ là sự vận động, mà phải trở thành những quy định, sự ràng buộc trách nhiệm để mỗi người đều tự giác và cần phải thực hiện. Các cấp, các ngành cần chủ động tổ chức thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là thể hiện sự biết ơn đối với công lao trời biển của Người, cũng là trách nhiệm chính trị của mỗi người cán bộ, đảng viên. Bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức Cách mạng góp phần đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước, nhằm giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức truyền thống, bổ sung thêm những giá trị mới trong quá trình hội nhập của đất nước.

PHẠM THI THU HƯƠNG (Tổng hợp)

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT