Ngoài niềm tự hào, danh hiệu ‘Di sản thế giới’ còn mang lại giá trị gì?

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Những Di sản thế giới không chỉ mang đến niềm tự hào mà còn cả những giá trị vật chất không ngờ tới cho quốc gia sở hữu nó.

Tổ chức UNESCO mới đây đã đưa ra những cái tên mới, đại diện cho giá trị toàn cầu, và lập nên danh sách Di sản Thế giới đầy danh giá, như đường sắt xuyên Iran, các thị trấn ở Châu Âu, ngọn hải đăng tại Pháp hay các bức bích họa từ thế kỷ 14 ở Italia,… dựa trên các đề cử từ năm 2020 và 2021.

Ngoài niềm tự hào, danh hiệu ‘Di sản thế giới’ còn mang lại giá trị gì? - 1

Nhà nguyện chính thống giáo Phương Đông tại Đức.

Các quốc gia đã rất nỗ lực để đưa những “kho báu” tự nhiên và văn hóa của nước mình vào danh sách của UNESCO. Dòng chữ này mang lại uy tín và nhận thức cho công chúng, đồng thời thu hút doanh thu du lịch cùng các cam kết được gia hạn để bảo tồn di sản thế giới, tài trợ công và kinh phí cho công việc trùng tu.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) sẽ kỷ niệm 50 năm Công ước Di sản Thế giới vào năm 2022. Mục tiêu liên tục của Công ước là thúc đẩy hợp tác toàn cầu trong việc xác định và bảo tồn các tài sản văn hóa và tự nhiên vô giá.

UNESCO không xem danh sách Di sản thế giới đơn thuần chỉ là danh hiệu của những địa điểm nổi bật mà các quốc gia chủ quản sẽ phải cam kết bảo vệ các công trình của thế giới. 194 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Công ước Di sản Thế giới có trách nhiệm xác định các di sản cũng như giám sát và bảo vệ chúng.

Nếu một điểm đến trải qua thảm họa thiên nhiên, chiến tranh, ô nhiễm, thiếu hụt đầu tư tài chính từ quốc gia chủ quản hoặc cần tái trùng tu và bắt đầu mất giá trị, các quốc gia đã ký hiệp ước phải có hoạt động hỗ trợ trong các chiến dịch viện trợ khẩn cấp.

Ngoài niềm tự hào, danh hiệu ‘Di sản thế giới’ còn mang lại giá trị gì? - 2

Ngôi làng của người Kurd (Iran), được lựa chọn cho danh sách di sản thế giới năm nay.

Chương trình Di sản Thế giới đã đạt được những thành công lớn trong việc bảo tồn: gây áp lực để ngăn chặn việc xây dựng một đường cao tốc gần Kim tự tháp Giza của Ai Cập, dừng việc khai thác của mỏ muối tại một vườn ươm cá voi xám ở Mexico và hủy bỏ đề xuất xây dựng con đập phía trên Thác Victoria tại Châu Phi.

Nguồn quỹ được cung cấp bởi hội phí từ những quốc gia ký hiệp ước, được sử dụng để thuê kiểm lâm viên, mua đất công viên, xây dựng các trung tâm phục vụ du khách và trùng tu các ngôi đền. Sức mạnh từ hoạt động thuyết phục là mô-típ làm việc của UNESCO, nhưng trong khoảng thời gian gần 5 thập kỷ, sáng kiến ​​Di sản Thế giới đã âm thầm trở thành một động lực để tôn vinh và bảo vệ những điểm đến đặc biệt của thế giới.

Nhưng, điều gì sẽ xảy ra khi một điểm đến mất đi danh hiệu Di sản Thế giới, như việc thành phố Liverpool đã bị loại khỏi danh sách trong tháng 7 vừa qua?

Thành phố của nước Anh đưa ra lý do rằng, việc tái phát triển bờ sông không gây ảnh hưởng đến giá trị đã giúp thành phố mang danh Di sản Thế giới. Nhưng một Ủy ban của Liên hợp quốc chỉ ra rằng “đó là sự mất mát không thể phục hồi của các thuộc tính truyền tải giá trị toàn cầu của tài sản.”

Liverpool là một trong ba địa điểm đã bị loại khỏi danh sách, cùng với Thánh địa Oryx của Ả Rập ở Oman và Thung lũng Dresden Elbe ở Đức. Có nhiều lo ngại rằng các địa điểm khác - bao gồm Stonehenge (Anh) và Rạn san hô Great Barrier - có thể sẽ biến mất trong tương lai.

Mối đe dọa đối với các kho báu toàn cầu đang ngày càng gia tăng. Điều đáng buồn là 52 địa điểm trong danh sách Di sản Thế giới đang bị bủa vây với nhiều yếu tố bất lợi.

Tại Hoa Kỳ, Vườn quốc gia Everglades cũng nằm trong danh sách bị đe dọa, do hệ sinh thái dưới nước nơi đây suy thoái nghiêm trọng. Điểm đến Florida được thêm vào danh sách nguy cấp theo yêu cầu của Hoa Kỳ, điều này cho thấy rằng hợp tác quốc tế có thể giúp giải quyết một số vấn đề bảo tồn cấp bách nhất của thế giới.

Ngoài niềm tự hào, danh hiệu ‘Di sản thế giới’ còn mang lại giá trị gì? - 3

Ngọn hải đăng lâu đời nhất vẫn còn hoạt động ở Pháp, Cordouan, xây dựng dưới thời vua Henry III và Henry IV, được thêm vào danh sách.

UNESCO cũng đồng thời công nhận các Di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với một điểm đến, bao gồm truyền thống, các kỹ năng và thông tin văn hóa. Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại công nhận các phong cách âm nhạc, lễ hội, hàng thủ công và nền ẩm thực. Để đạt được điều đó, các quốc gia cần đề cử và quảng bá các thực hành văn hóa trước khi một ủy ban của UNESCO cân nhắc xem múa rối bóng của Trung Quốc hay tango của Argentina có xứng đáng với danh hiệu hay không.

Tính đến năm 2020, có 584 thực hành văn hóa trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể. Bữa ăn ẩm thực của nước Pháp cũng có trong danh sách, công nhận cấu trúc với các món apéritif, khai vị, món chính, pho mát, tráng miệng, rượu; sử dụng loại rượu phù hợp; và cách sắp đặt bàn ăn trang nhã. Được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, truyền thống gắn kết các mối quan hệ xã hội và đánh dấu bản sắc của nước Pháp. Các di sản khác còn bao gồm nghi lễ Ngày của người chết ở Mexico, vở opera Bắc Kinh và nhạc Fado của Bồ Đào Nha.

Mỗi năm, lại có nhiều “tài sản” của quốc gia được đề cử lên tầm thế giới. Năm nay, một ủy ban được thiết lập để xem xét các đề cử tại phiên họp thứ 16, vào tháng 11 này. Đây là sứ mệnh thúc đẩy hòa bình thông qua tôn vinh sự đa dạng văn hóa trên thế giới và toàn nhân loại của UNESCO.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Khánh Trinh

CLIP HOT