Tọa đàm Nhìn lại 100 năm sân khấu cải lương: “Giá trị nghệ thuật, những bất cập và giải pháp”

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

 Tọa đàm Nhìn lại 100 năm sân khấu cải lương:  “Giá trị nghệ thuật, những bất cập và giải pháp” - 1

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm Sân khấu Cải lương.  Sáng ngày 27/12/2018 tại Hội trường 272 Q.3 TPHCM đã diễn ra Tọa đàm Nhìn lại 100 năm sân khấu cải lương: Giá trị nghệ thuật, những bất cập và giải pháp.

Sự kiện do Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM phối hợp cùng với Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Thành phố tổ chức. Sự kiện đã thu hút gần 100 đại biểu gồm các cán bộ ban Tuyên giáo, Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM, Hội Sân khấu TPHCM và các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, đạo diễn, nhà báo chuyên về lĩnh vực sân khấu về tham dự.

Tọa đàm Nhìn lại 100 năm sân khấu cải lương:  “Giá trị nghệ thuật, những bất cập và giải pháp” - 2

Với gần 60 bài tham luận và nhiều ý kiến chia sẻ, Tọa đàm đã nêu lên những trăn trở về thực trạng sân khấu cải lương hôm nay; đồng thời đề ra những giải pháp, kiến nghị mang tính định hướng, chiến lược thúc đẩy sự phát triển của sân khấu cải lương trong giai đoạn hiện nay.

Tọa đàm Nhìn lại 100 năm sân khấu cải lương:  “Giá trị nghệ thuật, những bất cập và giải pháp” - 3

Ông Dương Thế Trung - Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy

Phát biểu khai mạc, ông Dương Thế Trung - Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận và Phê bình văn học nghệ thuật TPHCM cho biết: Kể từ khi ra đời, nghệ thuật cải lương đã trải qua 1 thế kỷ. Trong 100 năm đó, nghệ thuật cải lương có nhiều bước thăng trầm, nhưng đã nhanh chóng phát triển ở cả 3 miền, hấp dẫn công chúng không chỉ ở các đô thị lớn mà còn ở những vùng nông thôn xa xôi, đáp ứng nhu cầu tinh thần, thẩm mỹ của các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân lao động.

Qua đó, cải lương đã được sử dụng như một vũ khí tinh thần cổ vũ lòng yêu nước, khích lệ quần chúng nhân dân tham gia vào các phong trào cách mạng. Nhiều tác phẩm, vở diễn, vai diễn đã đi vào lịch sử cải lương, thấm đẫm trong ký ức các thế hệ công chúng…

Tọa đàm Nhìn lại 100 năm sân khấu cải lương:  “Giá trị nghệ thuật, những bất cập và giải pháp” - 4

Tọa đàm lần này nhằm nhấn mạnh những giá trị nghệ thuật của sân khấu cải lương, bám sát thực tiễn, tiến trình vận động và phát triển của nghệ thuật cải lương 100 năm qua để khảo sát, nêu lên những bất cập, sự tác động khách quan, chủ quan, cơ hội, thách thức và đề xuất giải pháp trong nghiên cứu, phát triển, chấn hưng loại hình nghệ thuật này; không tách rời lịch sử cải lương với lịch sử kịch hát và lịch sử văn hóa dân tộc để xem xét các yếu tố tác động đến nghệ thuật cải lương…

Tọa đàm Nhìn lại 100 năm sân khấu cải lương:  “Giá trị nghệ thuật, những bất cập và giải pháp” - 5

Với ý nghĩa đó, các đại biểu đã tọa đàm, tập trung làm rõ 2 chủ đề: 100 năm sân khấu cải lương – Theo dòng lịch sử và hướng tới tương lai; nghiên cứu, sưu tầm, trao đổi, đề xuất giải pháp chấn hương nghệ thuật cải lương; nhấn mạnh những kiến nghị từ thực tiễn hoạt động đối với cơ quan quản lý, cơ sở hạ tầng, hội nghề nghiệp, vai trò của nghệ sĩ… để cải lương tìm lại ánh hào quang trong thời gian tới.

Tọa đàm Nhìn lại 100 năm sân khấu cải lương:  “Giá trị nghệ thuật, những bất cập và giải pháp” - 6

Đạo diễn – NSND Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM

Tọa đàm đã nhận được nhiều đóng góp tham luận của các diễn giả; Đạo diễn – NSND Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM chia sẻ: “Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, nhiều loại hình nghệ thuật cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tôi thấy cuộc tọa đàm đi tìm nguồn gốc mà chưa đi vào tìm hiểu căn nguyên nội lực của cải lương hiện nay ra sao. Cải lương thế nào trong thời đại hiện nay? Ngoài ra, phương thức đào tạo lớp kế thừa cũng là vấn đề. Thiếu lực lượng đạo diễn trẻ dàn dựng cho cải lương. Cần có những tọa đàm riêng về nhiều vấn đề như tác giả, đạo diễn, âm nhạc và cả về khán giả... thì mới giải quyết được lối ra cho cải lương”. 

Tọa đàm Nhìn lại 100 năm sân khấu cải lương:  “Giá trị nghệ thuật, những bất cập và giải pháp” - 7

Bà Thân Thị Thư - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM

Phát biểu tổng kết, Bà Thân Thị Thư - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM cho rằng: Thời lượng của tọa đàm chỉ có ba tiếng, không thể nêu ý kiến đầy đủ. Chúng tôi rất quan tâm đến những bất cập, khó khăn của sân khấu cải lương để đề ra hướng phát triển, xây dựng và bảo tồn. Buổi gặp gỡ này giúp chúng ta có cái nhìn thấu đáo hơn về sân khấu cải lương. Trong muôn vàn khó khăn, ngoài yếu tố khách quan còn có yếu tố chủ quan mà chúng ta nên nhìn lại. Sau tọa đàm chúng ta thấy được khó khăn mà cùng nhau tháo gỡ trong thời gian tới.

Hướng tới mục đích xây dựng bộ mặt mới cho sân khấu cải lương trong giai đoạn sắp tới cần có sự chuyển động đồng bộ của các thành tố góp phần vào sự tồn tại và phát triển của nghệ thuật cải lương. Nhìn lại 100 năm sân khấu cải lương hình thành và phát triển, nhận thức về các giá trị tư tưởng, nghệ thuật, xã hội và nhân văn để cùng thống nhất với nhau là cải lương xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể và cần được nhà nước bảo trợ bằng nhiều hình thức.

Tôi nghĩ rằng qua tọa đàm này, với hy vọng chúng ta mong muốn nhân dịp này ngồi lại cùng mổ xẻ, đề xuất thì các cơ quan Bộ ngành, sở ngành có liên quan, hy vọng có chuyển biến tốt hơn trong thời gian tới, bà Thân Thị Thư nhận định.

Hoàng Lê - Ảnh Hữu Long

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Tạp Chí Du Lịch