Phát hiện vaccine Moderna đạt hiệu quả cao hơn Pfizer

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Sau tiêm 120 ngày, vaccine Moderna vẫn cho hiệu quả 92% chống lại nguy cơ nhập viện do COVID-19

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 17/9 vừa công bố thông tin nghiên cứu về vaccine COVID-19 cho thấy tính hiệu quả của vaccine Moderna dẫn đầu trong cuộc chiến chống dịch hiện nay. Moderna có hiệu quả cao hơn một chút so với vaccine Pfizer hay vaccine Johnson & Johnson (J&J) trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhập viện, nhưng chênh lệch hiệu quả gia tăng đáng kể sau khi tiêm 4 tháng.

Theo báo cáo của CDC Mỹ, vaccine Moderna mang lại hiệu quả 93% trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhập viện do COVID-19 ở người Mỹ trưởng thành có hệ miễn dịch không suy giảm. Vaccine Pfizer đạt hiệu quả 88% và vaccine J&J đạt hiệu quả 71% trong ngăn ngừa nguy cơ nhập viện. Nghiên cứu cũng bao gồm một phân tích riêng về mức độ các loại kháng thể khác nhau do vaccine tạo ra được lấy từ 100 tình nguyện viên.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích gần 3.689 người trưởng thành nhập viện vì COVID-19 nặng từ ngày 11.3 đến 15.8.2021 - giai đoạn gồm cả trước biến thể Delta xuất hiện và khi biến thể Delta thống trị. Nhìn chung, 12,9% đã được tiêm chủng đầy đủ vaccine Moderna, 20% được tiêm chủng vaccine Pfizer-BioNTech và 3,1% đã tiêm vaccine Johnson & Johnson.

Phát hiện vaccine Moderna đạt hiệu quả cao hơn Pfizer - 1

Sau tiêm 120 ngày, vaccine Moderna vẫn cho hiệu quả 92% chống lại nguy cơ nhập viện do COVID-19

Tuy nhiên, ngày 15/9, phân tích trước của Moderna cho thấy, tỷ lệ lây nhiễm ở những người được tiêm chủng cách đây khoảng 13 tháng là cao hơn so với những người tiêm chủng cách đây khoảng 8 tháng. Thời gian nghiên cứu thực hiện từ tháng 7 đến tháng 8, khi biến thể Delta đang chiếm ưu thế. Nhưng kết quả nghiên cứu này vẫn chưa được đánh giá ngang hàng.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) trước đó cũng đã tổ chức một cuộc họp với các chuyên gia hàng đầu để quyết định khuyến nghị về việc tiêm vaccine Pfizer liều 3 cho người dân nói chung chứ không chỉ cho những người bị suy giảm hệ miễn dịch.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và dựa trên công nghệ dùng vật liệu di truyền (nucleic acid) là mã RNA thông tin (mRNA) để sản xuất vaccine Moderna.Trên thế giới chỉ có 2 hãng dược là Moderna và Prizer (Mỹ) ứng dụng công nghệ mRNA để bào chế vaccine.

Sau khi tiêm vaccine vào bắp tay, cơ thể người tiêm sẽ nhận được vật liệu di truyền – mRNA (vật liệu mã hóa gen protein virus), các tế bào cơ sẽ giải mã chúng để tạo ra protein virus trực tiếp trong cơ thể giống với cách virus SARS-CoV-2 đã làm trong tự nhiên.

mRNA tổng hợp trong vaccine Moderna là vật chất di truyền, sẽ hướng dẫn các tế bào cơ sản xuất protein virus, trong 24 – 48 giờ nồng độ protein virus sẽ đạt tới mức cao nhất và kéo dài vài ngày sau tiêm.

Ngoài ra, mRNA còn có khả năng bền hơn trong việc chống lại mềm bệnh có xu hướng đột biến nhanh như virus SARS-CoV-2 hoặc virus cúm.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Tấn An

CLIP HOT