Tục chôn cất cá Ông, cá voi lớn hàng chục tấn được thờ cúng bí ẩn ở Hà Tĩnh

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Mỗi khi ra khơi gặp cá voi bị chết hoặc lụy vào bờ, người dân vùng Cửa Nhượng (Hà Tĩnh) tiến hành mai táng và để tang như người thân của mình. Đây là hoạt động tâm linh của người dân vốn gắn bó bao đời với nghề đi biển.

Tục chôn cất cá Ông, cá voi lớn hàng chục tấn được thờ cúng bí ẩn ở Hà Tĩnh - 1

Miếu thờ Đức Ngư Ông tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

Không ai biết chính xác Miếu thờ Đức Ngư Ông ở xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) được lập lên từ khi nào. Những vị cao niên nhất trong làng cũng chỉ nhớ rằng, thuở còn rất nhỏ đã thấy cha mẹ, người lớn thường đến thắp hương ở miếu thờ trước mỗi chuyến ra khơi đánh cá.

Miếu thờ Đức Ngư Ông tọa lạc ngay sát bờ biển, cạnh con đường kè chắn sóng thôn Xuân Bắc (xã Cẩm Nhượng). Đây là một vị trí vừa sạch đẹp thoáng đãng, vừa thuận tiện cho việc tiếp đón, mai táng và triển khai các nghi lễ theo phong tục tập quán của địa phương.

Từ lâu, việc chôn cất và thờ cúng cá voi không chỉ mang yếu tố tâm linh mà đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của ngư dân vùng biển Cửa Nhượng. Họ xem cá voi là hiện thân của linh thiêng, may mắn, là đấng thần linh che chở, cứu giúp ngư dân khi gặp sóng to gió lớn, hiểm nguy trên biển, nên tôn kính gọi là cá Ông.

Tục chôn cất cá Ông, cá voi lớn hàng chục tấn được thờ cúng bí ẩn ở Hà Tĩnh - 2

Sau khi phát hiện, Ngư Ông (thi thể cá voi) được đưa lên bờ rồi dùng rượu tắm rửa sạch sẽ, sau đó quấn vải đỏ rồi đem vào điện thờ Hải Nhân Ngư Tôn Thần để làm lễ.

Mỗi khi ra khơi đánh cá, chủ thuyền phát hiện thấy xác cá Ông trên biển, hoặc ai đó phát hiện thấy cá Ông trôi dạt vào bờ thì phải phải báo cho Ban quản lý miếu thờ Đức Ngư Ông và chính quyền địa phương xã Cẩm Nhượng để làm các thủ tục mai táng.

Việc đầu tiên là đưa Ngư Ông lên bờ, dùng rượu tắm rửa cho sạch sẽ, sau đó quấn vải đỏ rồi đem vào điện thờ Nam Hải Nhân Ngư Tôn Thần để làm lễ. Các nghi lễ mai táng được Ban Quản lý miếu thờ Đức Ngư Ông và chủ tàu, thuyền thực hiện như chôn cất như một con người.

Ban đầu, cá được mai táng ở một vùng đất bên ngoài khu mộ, sau 2 năm sẽ được cải táng, đưa vào khu mộ xây bằng gạch được bố trí sẵn. Theo tục lệ của địa phương, cá Ông nặng hơn 50kg sẽ được đặt tên là Đức Ông hoặc Đức Bà; bé hơn thì đặt là Đức Cô hoặc Đức Cậu; còn những cá Ông có trọng lượng lớn hoặc không xác định được niên hiệu thì đặt tên là Ngài.

Tục chôn cất cá Ông, cá voi lớn hàng chục tấn được thờ cúng bí ẩn ở Hà Tĩnh - 3

Toàn bộ khu nghĩa trang có gần 200 ngôi mộ, trong đó cá Ông nặng nhất là 13 tấn được phát hiện năm 1989.

Theo Cụ từ Phạm Văn Bính (78 tuổi), có nhiều cách để xác định cá đực hay cá cái. Khi còn ở ngoài khơi, nếu phát hiện cá nằm sấp là cái, cá nằm ngửa là đực. Khi trôi dạt vào bờ, do mắc cạn không thể xác định được nằm sấp hay ngửa thì có thể đếm răng, số lượng răng chẵn là cái, răng lẻ là đực. Nếu các phương án đó không áp dụng được thì có thể tung đồng âm dương để xác định.

Sau khi mai táng, người phát hiện cá Ông phải để tang 2 năm và làm xôi gà hương hoa vật phẩm, nghi lễ cúng tế vào các dịp 3 ngày, 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu và mãn tang. Mặc dù phải để tang và kiêng cự như con người nhưng ai gặp xác cá Ông thì được coi là điềm lành, gặp sự may mắn, bình an.

Tục chôn cất cá Ông, cá voi lớn hàng chục tấn được thờ cúng bí ẩn ở Hà Tĩnh - 4

Tùy theo trọng lượng cá nặng hay nhẹ, đực hay cái mà đặt tên Đức Ông, Đức Bà, Đức Cô, Đức Cậu hoặc Ngài.

Theo cụ Bính, trước đây thỉnh thoảng mới có một cá Ông lụy vào bờ, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều. Năm 2017, khu nghĩa trang này đã an táng cho gần 10 cá Ông, trong đó nhiều con chỉ có trọng lượng 5 đến 7kg. Mới từ đầu năm 2022 trở lại đây đã có 4 cá Ông lụy vào bờ, hiện toàn bộ khu nghĩa trang có gần 200 ngôi mộ.

“Năm 1989 có cá Ông nặng 13 tấn bị chết trôi dạt vào đây. Đường kính chỗ to nhất của cá khoảng 1,6m. Để vận chuyển vào miếu làm lễ và mai táng, Ban quản lý miếu thờ Đức Ngư Ông phải cho người dùng cưa xẻ tay cắt nhỏ ra. Đây là con cá to nhất từ trước đến nay được mai táng tại nghĩa trang này”, cụ Bính cho biết.

Còn ông Nguyễn Hữu Phương, Trưởng ban lễ nghi đền miếu xã Cẩm Nhượng thông tin, hàng năm, cứ đến ngày 08/4 âm lịch, nhân dân xã Cẩm Nhượng lại tổ chức lễ cầu ngư tại miếu Ngư Ông. Lễ rước cá Ông ra biển để cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, tôm cá đầy thuyền, ra khơi vào lộng bình an.

Tục chôn cất cá Ông, cá voi lớn hàng chục tấn được thờ cúng bí ẩn ở Hà Tĩnh - 5

Từ đầu năm 2022 lại đến nay, đã có 4 cá ông lụy vào bờ biển Cửa Nhượng, ban đầu được người dân địa phương chôn ở phía ngoài, sau 2 năm mới được cải táng, đưa vào khu mộ.

Ngay từ sáng sớm, hàng trăm chiếc thuyền của bà con ngư dân được trang trí cờ hoa rực rỡ, tập trung về neo đậu trước cửa miếu thờ để hành trình buổi lễ. Trên bờ, hàng ngàn lượt người tề tựu đến dâng hương, gửi gắm niềm tin, củng cố sức mạnh cho bản thân trong lao động sản xuất.

Cũng theo ông Phương, sau khi tế lễ tại miếu thì đến phần rước kiệu kết hợp với hò chèo cạn di chuyển ra bãi biển. Đi đầu là chủ tế, sau đó là trống, lao, tiếp theo là 10 người trong đội chèo thuyền. Tiếp đó là đội rước kiệu do 8 thanh niên trai tráng, áo mũ chỉnh tề khiêng trên vai, có 8 cô thôn nữ mặc áo dài cầm 8 dải lụa đi 2 bên.

Trưởng ban lễ nghi đền miếu xã Cẩm Nhượng cho biết, trên kiệu, ngoài ô lọng còn có một chiếc thuyền nhỏ (dài khoảng 1,5m, rộng khoảng 65cm - PV) với đầy đủ lễ vật. Sau khi phùng nghinh, chèo cạn ra mép nước thì đặt toàn bộ kiệu lên trên một chiếc thuyền lớn để chạy ra biển, các phương tiện khác nối đuôi theo sau tạo thành đoàn dài.

Tục chôn cất cá Ông, cá voi lớn hàng chục tấn được thờ cúng bí ẩn ở Hà Tĩnh - 6

Người dân đang tu sửa kiệu để chuẩn bị cho tiết mục hò chèo cạn kết hợp rước kiệu được mở đầu chương trình khai mạc mùa du lịch biển Thiên Cầm vào sáng 30/4 tới.

Ra đến ngoài khơi, sau khi tế lễ xong thì đoàn thuyền chạy dạo 4 vòng rồi thả chiếc thuyền con xuống biển cho trôi đi. Phương tiện nào được chọn để ngự giá thì chủ thuyền đó vinh dự lắm.

Cũng theo ông Phương, sáng 30/4 năm nay, huyện Cẩm Xuyên sẽ tổ chức khai mạc mùa du lịch biển Thiên Cầm, vì thế tiết mục hò chèo cạn kết hợp rước kiệu sẽ mở màn chương trình. Sau đó, ngày 1/5 sẽ tổ chức đưa thuyền tại bãi biển này.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng, tục an táng cá voi tại miếu Đức Ngư Ông có từ rất lâu đời. Ngư dân nơi đây coi cá Ông là vị thần hộ mệnh cho họ giữa biển khơi, giúp họ có những chuyến đi biển an toàn, may mắn, tôm cá đầy khoang. Việc mai táng và thờ cúng cá Ông được tổ chức trọng thể như một cách đền ơn đáp nghĩa của ngư dân.

Tục chôn cất cá Ông, cá voi lớn hàng chục tấn được thờ cúng bí ẩn ở Hà Tĩnh - 7

Sau khi làm các thủ tục, con thuyền này chứa đầy đủ lễ vật sẽ được thả xuống biển để cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, ra khơi vào lộng bình an.

Tương truyền, vua Lê Thánh Tông cùng các quan đại thần trong một lần đi thuyền trên biển thì gặp bão tố, bất ngờ cá voi xuất hiện dìu dắt thuyền vua vào bờ. Thoát nạn trở về, vua sắc phong cho cá voi là “Nam Hải Nhân Ngư Tôn Thần”, từ đó người dân lập đền thờ cá, tục chôn cất cá cũng xuất hiện từ đó.

Ban đầu là một bàn thờ nhỏ, về sau ngư dân trong xã quyên góp lại nâng cấp xây dựng thành miếu nhưng do chiến tranh tàn phá, chỉ còn lại nền điện và 2 cột nanh. Năm 2017, sau khi được cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh thì mới khôi phục lại toàn bộ và xây dựng khang trang như ngày hôm nay.

Tục chôn cất cá Ông, cá voi lớn hàng chục tấn được thờ cúng bí ẩn ở Hà Tĩnh - 1

Miếu thờ Đức Ngư Ông tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

Không ai biết chính xác Miếu thờ Đức Ngư Ông ở xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) được lập lên từ khi nào. Những vị cao niên nhất trong làng cũng chỉ nhớ rằng, thuở còn rất nhỏ đã thấy cha mẹ, người lớn thường đến thắp hương ở miếu thờ trước mỗi chuyến ra khơi đánh cá.

Miếu thờ Đức Ngư Ông tọa lạc ngay sát bờ biển, cạnh con đường kè chắn sóng thôn Xuân Bắc (xã Cẩm Nhượng). Đây là một vị trí vừa sạch đẹp thoáng đãng, vừa thuận tiện cho việc tiếp đón, mai táng và triển khai các nghi lễ theo phong tục tập quán của địa phương.

Từ lâu, việc chôn cất và thờ cúng cá voi không chỉ mang yếu tố tâm linh mà đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của ngư dân vùng biển Cửa Nhượng. Họ xem cá voi là hiện thân của linh thiêng, may mắn, là đấng thần linh che chở, cứu giúp ngư dân khi gặp sóng to gió lớn, hiểm nguy trên biển, nên tôn kính gọi là cá Ông.

Tục chôn cất cá Ông, cá voi lớn hàng chục tấn được thờ cúng bí ẩn ở Hà Tĩnh - 2

Sau khi phát hiện, Ngư Ông (thi thể cá voi) được đưa lên bờ rồi dùng rượu tắm rửa sạch sẽ, sau đó quấn vải đỏ rồi đem vào điện thờ Hải Nhân Ngư Tôn Thần để làm lễ.

Mỗi khi ra khơi đánh cá, chủ thuyền phát hiện thấy xác cá Ông trên biển, hoặc ai đó phát hiện thấy cá Ông trôi dạt vào bờ thì phải phải báo cho Ban quản lý miếu thờ Đức Ngư Ông và chính quyền địa phương xã Cẩm Nhượng để làm các thủ tục mai táng.

Việc đầu tiên là đưa Ngư Ông lên bờ, dùng rượu tắm rửa cho sạch sẽ, sau đó quấn vải đỏ rồi đem vào điện thờ Nam Hải Nhân Ngư Tôn Thần để làm lễ. Các nghi lễ mai táng được Ban Quản lý miếu thờ Đức Ngư Ông và chủ tàu, thuyền thực hiện như chôn cất như một con người.

Ban đầu, cá được mai táng ở một vùng đất bên ngoài khu mộ, sau 2 năm sẽ được cải táng, đưa vào khu mộ xây bằng gạch được bố trí sẵn. Theo tục lệ của địa phương, cá Ông nặng hơn 50kg sẽ được đặt tên là Đức Ông hoặc Đức Bà; bé hơn thì đặt là Đức Cô hoặc Đức Cậu; còn những cá Ông có trọng lượng lớn hoặc không xác định được niên hiệu thì đặt tên là Ngài.

Tục chôn cất cá Ông, cá voi lớn hàng chục tấn được thờ cúng bí ẩn ở Hà Tĩnh - 3

Toàn bộ khu nghĩa trang có gần 200 ngôi mộ, trong đó cá Ông nặng nhất là 13 tấn được phát hiện năm 1989.

Theo Cụ từ Phạm Văn Bính (78 tuổi), có nhiều cách để xác định cá đực hay cá cái. Khi còn ở ngoài khơi, nếu phát hiện cá nằm sấp là cái, cá nằm ngửa là đực. Khi trôi dạt vào bờ, do mắc cạn không thể xác định được nằm sấp hay ngửa thì có thể đếm răng, số lượng răng chẵn là cái, răng lẻ là đực. Nếu các phương án đó không áp dụng được thì có thể tung đồng âm dương để xác định.

Sau khi mai táng, người phát hiện cá Ông phải để tang 2 năm và làm xôi gà hương hoa vật phẩm, nghi lễ cúng tế vào các dịp 3 ngày, 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu và mãn tang. Mặc dù phải để tang và kiêng cự như con người nhưng ai gặp xác cá Ông thì được coi là điềm lành, gặp sự may mắn, bình an.

Tục chôn cất cá Ông, cá voi lớn hàng chục tấn được thờ cúng bí ẩn ở Hà Tĩnh - 11

Tùy theo trọng lượng cá nặng hay nhẹ, đực hay cái mà đặt tên Đức Ông, Đức Bà, Đức Cô, Đức Cậu hoặc Ngài.

Theo cụ Bính, trước đây thỉnh thoảng mới có một cá Ông lụy vào bờ, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều. Năm 2017, khu nghĩa trang này đã an táng cho gần 10 cá Ông, trong đó nhiều con chỉ có trọng lượng 5 đến 7kg. Mới từ đầu năm 2022 trở lại đây đã có 4 cá Ông lụy vào bờ, hiện toàn bộ khu nghĩa trang có gần 200 ngôi mộ.

“Năm 1989 có cá Ông nặng 13 tấn bị chết trôi dạt vào đây. Đường kính chỗ to nhất của cá khoảng 1,6m. Để vận chuyển vào miếu làm lễ và mai táng, Ban quản lý miếu thờ Đức Ngư Ông phải cho người dùng cưa xẻ tay cắt nhỏ ra. Đây là con cá to nhất từ trước đến nay được mai táng tại nghĩa trang này”, cụ Bính cho biết.

Còn ông Nguyễn Hữu Phương, Trưởng ban lễ nghi đền miếu xã Cẩm Nhượng thông tin, hàng năm, cứ đến ngày 08/4 âm lịch, nhân dân xã Cẩm Nhượng lại tổ chức lễ cầu ngư tại miếu Ngư Ông. Lễ rước cá Ông ra biển để cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, tôm cá đầy thuyền, ra khơi vào lộng bình an.

Tục chôn cất cá Ông, cá voi lớn hàng chục tấn được thờ cúng bí ẩn ở Hà Tĩnh - 5

Từ đầu năm 2022 lại đến nay, đã có 4 cá ông lụy vào bờ biển Cửa Nhượng, ban đầu được người dân địa phương chôn ở phía ngoài, sau 2 năm mới được cải táng, đưa vào khu mộ.

Ngay từ sáng sớm, hàng trăm chiếc thuyền của bà con ngư dân được trang trí cờ hoa rực rỡ, tập trung về neo đậu trước cửa miếu thờ để hành trình buổi lễ. Trên bờ, hàng ngàn lượt người tề tựu đến dâng hương, gửi gắm niềm tin, củng cố sức mạnh cho bản thân trong lao động sản xuất.

Cũng theo ông Phương, sau khi tế lễ tại miếu thì đến phần rước kiệu kết hợp với hò chèo cạn di chuyển ra bãi biển. Đi đầu là chủ tế, sau đó là trống, lao, tiếp theo là 10 người trong đội chèo thuyền. Tiếp đó là đội rước kiệu do 8 thanh niên trai tráng, áo mũ chỉnh tề khiêng trên vai, có 8 cô thôn nữ mặc áo dài cầm 8 dải lụa đi 2 bên.

Trưởng ban lễ nghi đền miếu xã Cẩm Nhượng cho biết, trên kiệu, ngoài ô lọng còn có một chiếc thuyền nhỏ (dài khoảng 1,5m, rộng khoảng 65cm - PV) với đầy đủ lễ vật. Sau khi phùng nghinh, chèo cạn ra mép nước thì đặt toàn bộ kiệu lên trên một chiếc thuyền lớn để chạy ra biển, các phương tiện khác nối đuôi theo sau tạo thành đoàn dài.

Tục chôn cất cá Ông, cá voi lớn hàng chục tấn được thờ cúng bí ẩn ở Hà Tĩnh - 6

Người dân đang tu sửa kiệu để chuẩn bị cho tiết mục hò chèo cạn kết hợp rước kiệu được mở đầu chương trình khai mạc mùa du lịch biển Thiên Cầm vào sáng 30/4 tới.

Ra đến ngoài khơi, sau khi tế lễ xong thì đoàn thuyền chạy dạo 4 vòng rồi thả chiếc thuyền con xuống biển cho trôi đi. Phương tiện nào được chọn để ngự giá thì chủ thuyền đó vinh dự lắm.

Cũng theo ông Phương, sáng 30/4 năm nay, huyện Cẩm Xuyên sẽ tổ chức khai mạc mùa du lịch biển Thiên Cầm, vì thế tiết mục hò chèo cạn kết hợp rước kiệu sẽ mở màn chương trình. Sau đó, ngày 1/5 sẽ tổ chức đưa thuyền tại bãi biển này.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng, tục an táng cá voi tại miếu Đức Ngư Ông có từ rất lâu đời. Ngư dân nơi đây coi cá Ông là vị thần hộ mệnh cho họ giữa biển khơi, giúp họ có những chuyến đi biển an toàn, may mắn, tôm cá đầy khoang. Việc mai táng và thờ cúng cá Ông được tổ chức trọng thể như một cách đền ơn đáp nghĩa của ngư dân.

Tục chôn cất cá Ông, cá voi lớn hàng chục tấn được thờ cúng bí ẩn ở Hà Tĩnh - 7

Sau khi làm các thủ tục, con thuyền này chứa đầy đủ lễ vật sẽ được thả xuống biển để cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, ra khơi vào lộng bình an.

Tương truyền, vua Lê Thánh Tông cùng các quan đại thần trong một lần đi thuyền trên biển thì gặp bão tố, bất ngờ cá voi xuất hiện dìu dắt thuyền vua vào bờ. Thoát nạn trở về, vua sắc phong cho cá voi là “Nam Hải Nhân Ngư Tôn Thần”, từ đó người dân lập đền thờ cá, tục chôn cất cá cũng xuất hiện từ đó.

Ban đầu là một bàn thờ nhỏ, về sau ngư dân trong xã quyên góp lại nâng cấp xây dựng thành miếu nhưng do chiến tranh tàn phá, chỉ còn lại nền điện và 2 cột nanh. Năm 2017, sau khi được cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh thì mới khôi phục lại toàn bộ và xây dựng khang trang như ngày hôm nay.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Trần Hoàn (Báo Infonet)

CLIP HOT