SAO CHÉP KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY ĐỂ THU HÚT DU KHÁCH?

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Các toà nhà phong cách Tudor, các đường phố lát sỏi kiểu Ý, những ki-ốt điện thoại mầu đỏ, các nhà thờ kiểu Gothic Pháp, đã tạo cho du khách cảm giác họ đang sống tại một thành phố nhỏ cổ kính của châu Âu chứ không phải của Trung Quốc. Họ có thể nghỉ ngơi và ăn uống ở đó giống như tại bất cứ thành phố cổ châu Âu nào khác. Ngay cả cảnh quan cũng rất giống

SAO CHÉP KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY ĐỂ THU HÚT DU KHÁCH? - 1

Thị trấn ma trên bờ sông Thames…giả

Trung Quốc (TQ) là nước nổi tiếng về hàng nhái thời trang và điện tử cao cấp. Nhưng có một lĩnh vực còn “tuyệt hảo” và “lạ lùng” hơn về sao chép. Đó là nhái nguyên cả một công trình kiến trúc cổ, thậm chí cả một thị trấn của nước khác, đặc biệt là của châu Âu. Phải nói các công trình nhái này là đặc sản của TQ, vì nó không phải ở dạng mô hình nhỏ mà là nguyên kích cỡ giống như các tượng sáp nhân vật nổi tiếng của Viện bảo tàng Tussaud. Chúng được rao bán để ở hay kinh doanh. Các toà nhà phong cách Tudor, các đường phố lát sỏi kiểu Ý, những ki-ốt điện thoại mầu đỏ, các nhà thờ kiểu Gothic Pháp đã tạo cho du khách cảm giác họ đang sống tại một thành phố nhỏ cổ kính của châu Âu chứ không phải của TQ. Họ có thể nghỉ ngơi và ăn uống ở đó giống như tại bất cứ thành phố cổ châu Âu nào khác. Ngay cả cảnh quan cũng rất giống. Cơn sốt kiến trúc cổ châu Âu là sự kiện có thật tại TQ vào thời điểm xây dựng bùng nổ của nền kinh tế bong bóng sống dựa vào đồng tiền cho vay dễ của ngân hàng. Nhiều thị trấn nhỏ mang phong cách châu Âu mọc lên với hy vọng thu hút được người mua. Tuy nhiên, mục tiêu này hầu như không trở thành hiện thực, vì rõ ràng, dù nhiều người TQ thích chiêm ngưỡng các thành phố cổ châu Âu, thì việc dọn đến sống lâu dài trong một ngôi nhà kiểu châu Âu lại là chuyện khác. Nguyên nhân chính là nó xa lạ với văn hoá và nề nếp sinh hoạt hàng ngày của họ.

SAO CHÉP KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY ĐỂ THU HÚT DU KHÁCH? - 2

SAO CHÉP KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY ĐỂ THU HÚT DU KHÁCH? - 3

Hệ quả là “Thị trấn Thames” (Thames Town) cách trung tâm Thành phố Thượng Hải chỉ gần 30 km được hoàn tất vào năm 2006 với chi phí 5 tỉ Nhân dân tệ để làm nơi cư trí cho 10.000 người, nhưng đến nay chỉ rất ít người mua nhà ở đó. Vì vậy, thành phố có tên gọi là “thành phố ma”, và được dùng như một điểm du lịch của du khách trong nước và nước ngoài. Đây cũng là điểm đến của những cặp uyên ương có nhu cầu chụp ảnh cưới mang hơi hướm châu Âu. Thames Town được xây dựng trên đất nông tại tại quận Songjiang (Tùng Giang) cách không xa sông Trường Giang và theo sáng kiến “một thành phố 9 thị trấn” được Ủy ban Kế hoạch Thượng Hải thông qua vào năm 2001, trong đó Thượng Hải là tâm điểm còn 9 thị trấn khác là đô thị vệ tinh. Những thị trấn nước ngoài được mô phỏng lại gồm: Luodian Town mang phong cách Bắc Âu ở Quận Baoshan (Scandinavian town); Anting ở Quận Jiading (sao chép một phần thành phố Đức Weimar); Zhujiajiao ở Quận Qingpu và Fengjing in Quận Jinshan (phong cách hỗn hợp các thuỷ thành phố của châu Âu); Pujiang ở Quận Minhang (bắt chước hai ngôi làng Ý và Mỹ); Gaoqiao ở khu đô thị mới Pudong (kiến trúc pha tạp Hà Lan, Pháp và Úc); Zhoupu ở Nanhui (hỗn hợp châu Âu); Fengcheng ở Quận Fengxian (lai Tây Ban Nha); Baozhen ở Chongming County (hỗn hợp châu Âu) và một thị trấn sinh thái được gọi là Lâm Cảng. Công ty phát triển dự án “9 thị trấn” đã cố làm sống lại các phong cách kiến trúc như Victoria, Georgia và Tudor. Từ nhà ở đến cửa hàng, câu lạc bộ đều sao chép lối sống Anh, ví dụ nhà thờ sao chép nhà thờ Clifton ở Bristol (Anh), cửa hàng Chip sao chép từ các tòa nhà ở Lyme Regis, Dorset (Anh). Thậm chí có cả con sông nhân tạo bắt chước sông Thames.

SAO CHÉP KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY ĐỂ THU HÚT DU KHÁCH? - 4

Quốc hội Mỹ tại Công viên Quốc gia Bắc Kinh

Ý kiến của các chuyên gia

Nay chỉ còn rất ít người TQ ngợi khen các công trình sao chép, sau khi họ phát hiện ra chúng không phù hợp với nền văn hoá của mình, thậm chí kệch cỡm. Nhưng vào thời điểm kế hoạch được triển khai, Bà Xia Liqin - Chủ tịch Uỷ ban Kế hoạch hoá Đô thị Thượng Hải xem các thành phố nhái này là “cột mốc quan trọng trong việc phát triển của thành phố”. Bà khuyến khích người dân dọn ra ngoại ô, đồng thời khẳng định “các bản sao kiến trúc phương Tây không phải sao chép hoàn toàn mà có những sáng tạo mới”. Tuy nhiên, nhiều chuyên viên về đô thị dự báo các thị trấn nhái sẽ sớm hoang phế vì chúng mằm biệt lập giữa những cánh đồng và không khí rất buồn chán không phù hợp với những người đã quen với cuộc sống ồn ã của các đô thị. Muốn đi đến các thị trấn này cũng phải dùng xe tư chứ không có xe buýt hoặc rất ít.

SAO CHÉP KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY ĐỂ THU HÚT DU KHÁCH? - 5

Eiffel ở Hàng Châu

“Cho dù chúng có đẹp thì cũng thật buồn bã, không có sinh khí” - Ông Guo Qiming làm việc tại Trung tâm Thiết kế TQ thuộc Đại học Bauhaus nhận xét. Ông là người chống lại dự án “9 thị trấn” khi nó mới phôi thai. “Hành vi sao chép chỉ có ở những người không đủ tự tin vào văn hoá và kiến trúc TQ. Họ nghĩ cái gì của phương Tây cũng tốt” – Ông bộc bạch với tờ Shanghai Daily. Trong một cuộc hội thảo kiến trúc nhân Hội chợ Thế giới World Expo tại Shanghai, Tổng lãnh sự Ý đã đưa ra câu hỏi với một kiến trúc sư TQ: “Bạn biết có bao nhiêu công trình tại TQ bắt chước phong cách Rome hay Toscana của Ý?”. Câu trả lời khá bất ngờ: “Trên 800”. Guo nói: “Nhắc lại để thấy người Ý có thể hãnh diện vì được bắt chước, nhưng đối với tôi đây là cuộc xâm nhập văn hoá có sự tiếp tay của chính người TQ. Thật là đáng buồn”!

SAO CHÉP KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY ĐỂ THU HÚT DU KHÁCH? - 6

Cầu tháp London ở Thành phố Tô Châu, Giang Tô

SAO CHÉP KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY ĐỂ THU HÚT DU KHÁCH? - 7

Hallsatt tại Huê Châu, Quảng Đông

X.L

(Theo Daily Mai, Forbes và China Daily 7.2013)

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT