NÉT TRUYỀN THỐNG VÀ DÂN GIAN TRONG ĐÊM BÁN KẾT 2

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Đêm bán kết thứ 2 của Liên hoan Giọng Hát Vàng ngành Du lịch TP.HCM lần VIII (30.3.2012) đã diễn ra với sự tham gia của 12 đơn vị gồm: Công ty CP Quê Hương Liberty, Công ty Dịch vụ Du lịch Phú Thọ-Khách sạn Ngọc Lan, Trường CĐ Công Nghệ Thủ Đức, Khách sạn Windsor Plaza, Trung tâm Du lịch Tân Phú, Khoa Văn hóa-Du lịch trường ĐH Sài Gòn, Doanh nghiệp tư nhân Du lịch C.U, Công ty Du lịch Festival, Làng Du lịch Bình Qưới, Trung tâm du lịch Bình Phú, Công ty Dịch vụ Du lịch Phú Thọ-Công viên Văn hóa Đầm Sen, Công ty Du lịch Thương Hiệu Việt, Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Liên doanh Đại Dương. Chương trình gồm có 39 tiết mục dự thi, với 3 chương trình chủ đề.

NÉT TRUYỀN THỐNG VÀ DÂN GIAN TRONG ĐÊM BÁN KẾT 2 - 1

Sau lời phát biểu và động viên của Nhạc sĩ Vũ Hoàng- Trưởng ban Giám khảo, là phần dự thi của Công ty CP Quê Hương Liberty với Chủ đề “Đất Việt xưa và nay”. Các thí sinh đã dẫn dắt khán giả đi qua các thời đại lịch sử hào hùng của dân tộc ta qua tiết mục múa, đơn ca “ Đất Việt tiếng vọng ngàn đời ”. Sự chuẩn bị kỹ càng cho trang phục diễn, các động tác múa linh hoạt lúc uyển chuyển, nhẹ nhàng khi thì mạnh mẽ dứt khoát, thể hiện rõ được khí phách và tâm hồn người Việt. Sau đó là phần đối đáp duyên dáng của Tốp ca nam, nữ qua ca khúc “Lý Cây Đa ” dân ca Bắc bộ. Khi các giai điệu vui tươi của 2 ca khúc “ Đường Trường Sơn xe anh qua ” và “ Thành phố trẻ ” trong phần trình diễn của Công ty CP Quê Hương Liberty vừa kết thúc, thì khán phòng trở nên lắng đọng hơn qua phần dự thi của thí sinh Đặng Thị Kim Trang thuộc đơn vị Du lịch Phú Thọ- Khách sạn Ngọc Lan với ca khúc “Bài ca nhớ Bác” sáng tác của nhạc sĩ Xuân Quang.

Phía khán phòng nơi cổ động viên của trường CĐ Công Nghệ Thủ Đức “nóng dần” khi giai điệu bài hát “Nồng nàn Hà Nội” của thí sinh Phạm Duy Đạt được cất lên. Với thể loại Pop ballad Duy Đạt đã mang đến cho khán giả thấy một Hà Nội cổ kính với vẻ đẹp dịu dàng và mộc mạc.

NÉT TRUYỀN THỐNG VÀ DÂN GIAN TRONG ĐÊM BÁN KẾT 2 - 2

Tiếp theo chương trình là một loạt ca khúc ca ngợi Chủ tich Hồ Chí Minh kính yêu, Tổ quốc thân yêu với những người mẹ anh hùng như: “Người là niềm tin tất thắng ”, “ Người mẹ của tôi ”cùng ca khúc “Tổ Quốc nhìn từ biển” của đơn vị Trung tâm Du lịch Tân Phú; “Tiếng hát từ thành phố mang tên Người ” , “Người Về thăm quê ” của đơn vị Trung tâm Du lịch Bình Phú;  tiết mục múa “Hương sen dâng Bác ” từ trường Đại học Tôn Đức Thắng.Các ca khúc ngợi ca những bàn tay lao động của người nông dân với ca khúc “Hát về cây lúa hôm nay” của thí sinh Trần Văn Sự thuộc đơn vị khách sạn Windor Plaza trình bày. Những ca từ nói về tình yêu trong sáng của những người lính, những cô gái trong thời chiến tranh như ca khúc “Gửi em ở cuối Sông Hồng” của đôi song ca đến từ Doanh nghiệp tư nhân Du lịch C.U; “Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây” từ đơn vị Khách sạn Ngọc Lan và “Cô gái mở đường” của Làng Du lịch Bình Quới.

NÉT TRUYỀN THỐNG VÀ DÂN GIAN TRONG ĐÊM BÁN KẾT 2 - 3

Nếu như trong đêm thi Bán kết thứ nhất, đa số các thí sinh đều chọn những ca khúc viết về Hà Nội, thì trong đêm Bán kết thứ 2 này những làn điệu dân ca 3 miền được các thí sinh lựa chọn để thể hiện phần thi của mình. Ca khúc “Hương tóc mạ non” mang âm hưởng dân ca nam bộ với giọng hò của đôi song ca Văn Cờ-Diễm Hương đến từ trường ĐH Sài Gòn. “Lý Cây Đa” mang âm hưởng dân ca Bắc Bộ. Tiết mục “Quê Hương ba miền” của đơn vị Công ty Du lịch Fesival đã mang đến những làn điệu âm hưởng dân ca của cả 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Phần trình diễn của Làng Du lịch Bình Quới với ca khúc “ Qua cầu gió bay- Lý ngựa ô” mang âm hưởng dân ca Nam bộ đã thật sự thu hút khán giả khi đã mang đến một đám cưới truyền thống của người Việt tại sân khấu Liên hoan Giọng hát vàng.

Điều đặc biệt trong đêm diễn này là có thí sinh chọn thể loại Ca cổ để trình diễn, đó là hai thí sinh đến từ 2 đơn vị khác nhau: thí sinh Trương Thị Kim Hương đến từ Liên doanh Đại Dương qua bài ca cổ “ Bác ơi! Thương nhớ nào nguôi” sáng tác của nhạc sĩ Trọng Tuyển, và “ Hoa Mua trắng” của thí sinh Trần Mỹ Thoa thuộc công ty Du lịch Thương Hiệu Việt.

Là đơn vị trình diễn sau cùng, nhưng trường ĐH Tôn Đức Thắng đã cố gắng hết mình qua các tiết mục: “Mái Đình Làng Biển”, tốp ca “ Bốn ngàn năm rực rỡ gấm hoa” và tiết mục song ca của 2 thí sinh Bỉnh Phát-Trúc Mai với ca khúc “Về Miền Tây”. Đặc biệt là tiết mục đơn ca của thí sinh Nguyễn Quốc Khánh với ca khúc “ Ôi quê tôi”, Quốc Khánh vừa thể hiện bài hát vừa dùng đàn ghi ta đệm nhạc cho phần thi của mình. Với chất giọng khỏe khoắn và phong cách biểu diễn khá đặc biệt, Quốc Khánh đã thu hút được sự chú ý và làm nóng khán phòng trong những phút cuối của chương trình.

Hồng Nhung

(Ảnh: Đặng Huyên, Long Trì)

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT