Chiêm ngưỡng chiếc cổng từng “chứng kiến” nhiều sự kiện lịch sử

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Sau một thời gian dài trùng tu, Ngọ Môn đã được phục hồi toàn diện, mang lại nét đẹp nguy nga, tráng lệ, lung linh ở chốn cung son gác tía.

Với du khách từng đến Huế cũng như những ai chưa từng đặt chân đến mảnh đất này, hình ảnh Ngọ Môn lung linh không còn gì xa lạ. Nơi đây được đông đảo du khách chụp ảnh, check-in, đăng tải nhiều trên các nền tảng mạng xã hội.

Ngọ Môn là cổng chính nằm ở phía nam Hoàng thành Huế. Là cổng chính ra vào Hoàng Cung, Ngọ Môn tiếp đón biết bao du khách chuẩn bị bước vào một thế giới xưa cũ, tìm hiểu về lịch sử của triều Nguyễn cũng như chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc của Hoàng Cung Huế.Chiêm ngưỡng chiếc cổng từng “chứng kiến” nhiều sự kiện lịch sử - 1

Ngọ Môn ngày nắng đẹp

Cùng với cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ..., Ngọ Môn cũng là một trong những biểu tượng của mảnh đất Cố đô Huế. Hình ảnh chiếc cổng này gắn liền với xứ Huế kể cả trong phim ảnh.

Chiêm ngưỡng chiếc cổng từng “chứng kiến” nhiều sự kiện lịch sử - 2

Biểu tượng cố đô Huế

“Ngọ Môn năm cửa chín lầu,

Một lầu vàng, tám lầu xanh, ba cửa thẳng, hai cửa quanh...”

Câu ca dao này của Huế như miêu tả chính xác về công trình đặc biệt này

Vào đầu năm 2021, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đưa Ngọ Môn vào phục vụ du lịch sau thời gian trùng tu, bảo tồn, tu bổ tổng thể. Cụ thể, sơn thếp toàn bộ cấu kiện gỗ lầu Ngũ Phụng (hai tầng nhà chính và Tả, Hữu Dực Lâu) bằng kỹ thuật sơn truyền thống gồm sơn son thếp vàng, sơn son không thếp, sơn quang tùy từng không gian. Hạ tầng xung quanh Ngọ Môn và gắn kết với công trình về mặt giao thông, cảnh quan từ mọi góc nhìn…

Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đến thời điểm hiện tại, Ngọ Môn đã được phục hồi toàn diện. Trung tâm cũng tiếp tục nghiên cứu để tái hiện lại những sự kiện ý nghĩa gắn liền với công trình này dưới triều Nguyễn.

Chiêm ngưỡng chiếc cổng từng “chứng kiến” nhiều sự kiện lịch sử - 3

Cửa chính màu vàng là lối dành cho vua, hai cửa bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn dành cho quan văn võ theo cùng trong đoàn ngự đạo

Chiêm ngưỡng chiếc cổng từng “chứng kiến” nhiều sự kiện lịch sử - 4

Chiêm ngưỡng chiếc cổng từng “chứng kiến” nhiều sự kiện lịch sử - 5

Các bờ nóc, bờ quyết trang trí bằng nhiều chi tiết hoa văn tinh xảo

Không đơn thuần là cổng chính ra vào Hoàng Cung, Ngọ Môn còn là lễ đài của nhiều sự kiện trọng đại bậc nhất của triều đình. Cụ thể, đây là nơi vua ngự xem duyệt binh, dự các lễ Truyền Lô - xướng danh các sĩ tử thi đỗ tiến sĩ, lễ Ban sóc (ban bố lịch vào năm mới cho cả nước)…

Đáng chú ý, năm 1945, tại nơi đây đã ghi dấu một sự kiện đặc biệt - vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, trao ấn kiếm cho cách mạng, nền phong kiến Việt Nam chính thức cáo chung. Với vai trò quan trọng, Ngọ Môn luôn được quan tâm trùng tu, sửa chữa, kể cả sau khi triều Nguyễn cáo chung.

Theo cuốn sách Đại Nam Nhất Thống Chí, Ngọ Môn được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833) khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành. Nguyên tại vị trí này trước đây là Nam Khuyết Đài được xây dựng vào đầu thời vua Gia Long.

Chiêm ngưỡng chiếc cổng từng “chứng kiến” nhiều sự kiện lịch sử - 6

Đài xây bằng gạch, đá kết hợp với các thanh dầm chịu lực bằng đồng thau

Tổng thể Ngọ Môn chia thành hai phần chính gồm phần nền đài và lầu Ngũ Phụng. Phần nền đài có bình diện hình chữ U vuông góc. Đài xây bằng gạch, đá kết hợp với các thanh dầm chịu lực bằng đồng thau. Thân đài trổ 5 cửa. Cửa chính giữa là Ngọ Môn chỉ dành cho vua đi. Hai cửa bên là Tả, Hữu Giáp Môn dành cho quan văn, võ theo cùng trong đoàn ngự đạo. Hai cửa ngoài cùng nằm ở hai cánh chữ U gọi là Tả, Hữu Dịch Môn dành cho binh lính, voi ngựa theo hầu.

Lầu Ngũ Phụng có hai tầng, đặt ở trên đài. Lầu có kết cấu bộ khung hoàn toàn bằng gỗ lim với 100 cây cột. Phía trước chính giữa là hệ thống cửa thượng song hạ bản, xung quanh và phía sau nong ván, trên đó có trổ nhiều cửa sổ với hình dáng phong phú như hình quạt, hình khánh…

Chiêm ngưỡng chiếc cổng từng “chứng kiến” nhiều sự kiện lịch sử - 7

Lầu Ngũ Phụng có hai tầng, đặt ở trên đài

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nhờ sự kết hợp, sắp đặt tài tình cùng bàn tay khéo léo và đôi mắt thẩm mỹ cao của các nhà kiến trúc thời Nguyễn, tổng thể Ngọ Môn tuy đồ sộ, nguy nga nhưng không hề thô cứng, đơn điệu mà rất mềm mại, xinh xắn, tráng lệ. 

Đánh giá của nhà nghiên cứu Phan Thuận An trong cuốn Kiến trúc Cố đô Huế, cũng như ý kiến của nhiều kiến trúc sư danh tiếng khác: “Ngọ Môn xứng đáng được liệt vào hàng những công trình kiến trúc nghệ thuật xuất sắc nhất của triều Nguyễn nói riêng và của nền kiến trúc cổ Việt Nam nói chung”.

Chiêm ngưỡng chiếc cổng từng “chứng kiến” nhiều sự kiện lịch sử - 8

Điện Thái Hòa nhìn từ Ngọ Môn

Dịp đầu năm, khi công trình này được đưa vào phục vụ du lịch sau thời gian trùng tu, chúng tôi có dịp được tiến lên lầu Ngũ Phụng, chiêm ngưỡng cận cảnh vẻ đẹp lộng lẫy của nơi này. Trong không gian nghiêm trang, chúng tôi được tham quan nhiều khu vực. Ấn tượng hơn cả là có cơ hội phóng tầm mắt nhìn ra xung quanh. Đó là hình ảnh các cây cầu dẫn vào Ngọ Môn, Kỳ Đài Huế, Điện Thái Hòa... Ngọ Môn cùng với Điện Thái Hòa, Kỳ Đài Huế... cùng nằm trên trục chính Quần thể kiến trúc Cố đô Huế như càng làm cho các công trình kiến trúc triều Nguyễn thêm phần uy nghi, lộng lẫy…

Chiêm ngưỡng chiếc cổng từng “chứng kiến” nhiều sự kiện lịch sử - 9

Lễ Ban Sóc diễn ra vào dịp đầu năm

Đang chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Ngọ Môn, ngoài trời những cơn mưa rơi lất phất. Người ta bảo mưa Huế buồn. Mưa ở chốn Hoàng Cung càng buồn hơn. Nhưng trong nỗi buồn ấy, càng làm cho Huế trở nên đẹp hơn, tinh khôi hơn. 

Ban ngày, Ngọ Môn uy nghi, đồ sộ. Ban đêm, Ngọ Môn diễm lệ, lung linh, trầm mặc với các hiệu ứng ánh sáng càng tôn lên vẻ đẹp vốn có của di tích này.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hải Vân

CLIP HOT