Hàng ngàn người về Long An xin lộc giữa đêm

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

“Làm Chay mười sáu nhớ về Tầm Vu”, đêm qua (6/2), hàng chục ngàn người đã về Long An tham gia "xô giàn tranh lộc" và "đốt ông Tiêu".

Hàng ngàn người về Long An xin lộc giữa đêm - 1

Lễ hội Làm Chay khá đặc biệt khi có sự tổng hòa các yếu tố tôn giáo, dân tộc, tín ngưỡng dân gian.

Năm nay, để bảo đảm an ninh, ban tổ chức đã thi công một giàn rào sắt quanh sân đình thay thế cho hàng rào tre. Từ lúc 22h, lực lượng an ninh của lễ hội cũng đã lấy các vật lộc giữa sân đình phân phát cho mọi người, không còn tiết mục "xô giàn" vào lúc 24h như trước.

Nhắc đến những lễ hội đầu xuân ở Long An, không thể nào không nhắc đến Lễ hội Làm Chay. Lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Long An, là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp, là "dấu gạch nối" giữa hiện tại và quá khứ. 

Hàng ngàn người về Long An xin lộc giữa đêm - 2

Ngày 16 tháng Giêng, nhiều hoạt động của Lễ hội Làm Chay chính thức bắt đầu và kéo dài từ 8 đến 24 giờ.

Lễ hội Làm Chay diễn ra từ ngày 14 đến 16 tháng Giêng với không gian kéo dài từ đình Tân Xuân đến chùa Linh Phước, chùa Ông, miếu Điền, miếu Âm Nhơn, thánh thất Phương Quế Ngọc Đài, sông Tầm Vu,... Lễ hội liên quan đến nhiều thiết chế tín ngưỡng khác ở thị trấn Tầm Vu: Chùa Ông (Linh Võ tự) thờ Quan Thánh Đế Quân, miếu Điền (Dương Xuân miếu) thờ thần Nông, miếu Cô Hồn (Âm Nhơn miếu), chùa Linh Phước (Linh Phước tự), thánh thất Phương Quế Ngọc Đài (đạo Cao Đài). Sự đan xen, hòa nguyện giữa nhiều thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng trong Lễ hội Làm Chay cho thấy tâm thức hoàn đồng trong thực hành tôn giáo, tín ngưỡng.

Nhân vật chính trong lễ hội là Tiêu diện Đại sĩ (ông Tiêu). Tương truyền, ông là hóa thân của đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chuyên hàng phục ma quỷ và cứu độ chúng sinh. Ngoài ông Tiêu, đối tượng cử hành lễ chính còn có các vị thần, Phật ở đình, miếu và chùa.

Hàng ngàn người về Long An xin lộc giữa đêm - 3

Đối với người dân Châu Thành, Lễ hội Làm Chay là sự kiện quan trọng. Nhiều người tin tưởng rằng khi lễ hội được tổ chức thành công thì trong năm, người dân sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và công việc. 

Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi và náo nhiệt, Lễ hội Làm Chay khép lại cùng những niềm vui. Người dân Châu Thành cũng như khách thập phương tham gia lễ hội lại có thêm niềm tin vào một năm mới nhiều điều may mắn và thuận lợi, cùng nhau chờ đợi mùa lễ hội năm sau.

Năm 2015, Lễ hội Làm Chay được công nhận Di sản phi vật thể cấp Quốc gia và đình Tân Xuân cũng được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Hàng ngàn người về Long An xin lộc giữa đêm - 4

Nhiều nghi thức thuộc phần lễ cũng được người dân hưởng ứng, tham gia: Thỉnh Tiêu diện Đại sĩ lên giàn, chiêu u đường bộ, đánh động, xô giàn đốt ông Tiêu,...

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

N.Nguyệt. Ảnh: K.P

CLIP HOT