HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH: Phải cần sống “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công,

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu gương và dạy chúng ta cách sống của người Cách mạng:

Về chính trị: Người dặn “Trung với nước, hiếu với dân”. Người mong các thế hệ Đảng viên, cán bộ phải trung thành với Tổ quốc Việt Nam, với những thành quả ông cha ta đã tạo dựng, đã đổ xương máu để bảo vệ và xây dựng. Người dặn Đảng viên, cán bộ phải coi dân như cha mẹ, sống gần dân, lắng nghe dân, hết lòng vì dân… xứng đáng là chỗ dựa của dân, được dân tin yêu.

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH:  Phải cần sống “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, - 1

Du khách viếng tượng đài bác Hồ ở TPHCM. Ảnh: Đặng Huyên

Về đạo đức: Người dặn cán bộ, Đảng viên phải sống theo Tám chữ vàng: Cần, kiệm, liêm chính- chí công, vô tư.

Cần là lao động siêng năng, có hiệu quả, phải làm để nuôi mình và góp phần cho xã hội. Lao động tốt là thước đo lòng trung thành với đất nước, nghĩa tình với dân tộc. Kẻ lười biếng không xứng đáng là một công dân của một nước Việt Nam, phải cần cù, tích cực đưa đất nước đi lên.

Kiệm là sống giản dị, ít tốn kém của Nhà nước, của xã hội, của mình. Phải biết chắt chiu của cải vật chất của xã hội- nhất là khi đất nước còn nhiều khó khăn.

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH:  Phải cần sống “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, - 2

Liêm là sống trong sạch, không vụ lợi cho cá nhân. Không ăn hối lộ, không ăn cắp của công và của người khác. Phải lao động để sống. Phải chi tiêu, gây dựng cơ ngơi từ thành quả lao động của mình. Đó là nếp sống “đói cho sạch, rách cho thơm” của nhân dân ta thường nhắc nhở.

Chính là thẳng thắn, trung thực đối với xã hội, đối với chính mình. Không vì tiền bạc mà đổi trắng thành đen. Không vì “bao che lẫn nhau” mà không thẳng thắn đưa ra ánh sáng các vụ sai phạm. Dù tiền bạc lôi kéo, dù áp lực cấp trên thậm chí của kẻ thù cũng không nói cong, nói ngược.

Chí công là hết lòng vì việc công, việc chung của xã hội. Đã là Đảng viên, cán bộ thì phải hết lòng, hết sức đóng góp cho công việc chung. Không nên nhận chức, lãnh lương cao rồi bỏ mặc công việc, gây vỡ nợ, tràn đập, sạt đê, phá rừng, đào mỏ tự do… Người cán bộ, Đảng viên phải hết sức, hết lòng lo cho việc chung, lo cho sự tồn tại và phát triển của đất nước. Loại bỏ lối sống “ăn cơm chúa, múa tối ngày” không đem lại hiệu quả cho dân, cho nước.

Vô tư là thái độ công bằng trước công dân, đồng đội. Xã hội hiện nay còn nhiều bất công từ giàu nghèo, trong quan hệ xã hội, từ chính quyền và dân, từ dân với dân. Đảng ta nêu mục tiêu dân giàu là “Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”… Công bằng muốn có được phải là thái độ “vô tư” của những cán bộ, Đảng viên, những người lãnh đạo. Bao nhiêu vụ chính quyền địa phương xử lý dân, lấy đất đền bù không thỏa đáng, hứa với dân rồi bỏ qua… để dân sống cực khổ. Nếu lòng cán bộ, Đảng viên từ xã, phường đến Trung ương mà vô tư không bênh cháu con họ hàng, không bị “nén bạc đâm toạc tờ giấy”… thì lòng dân cởi mở, xã hội hòa đồng.

*    *

*

Bây giờ, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh” đã được phát động và sơ kết 5 năm thực hiện. Đảng viên và nhân dân đều hiểu rõ đạo đức của Bác Hồ, cố gắng rèn luyện mình theo gương Bác. Song Đảng viên và nhân dân các cấp cùng các vị lãnh đạo từ xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành đến Trung ương cần tự phê bình về việc rèn luyện về chính trị, tư tưởng và đạo đức một cách nghiêm chỉnh và thẳng thắn.

Đảng phải biểu dương các Đảng viên, cán bộ làm tốt lời dặn của Bác Hồ về từng mặt, từng việc và nhiều việc để làm tấm gương cho Đảng viên và nhân dân. Đã 5 năm phát động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, nhưng vẫn còn một số Đảng viên, cán bộ suy thoái làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và sự tồn vong của dân tộc.

ĐP

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT