Về nơi lưu dấu chân Người

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Kỷ niệm 111 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 – 5/6/2022), sáng ngày 5/6/2022 Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh TP.HCM đã phối hợp cùng với Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thừa Thiên – Huế tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm chuyên đề "Về nơi lưu dấu chân Người”.

Về nơi lưu dấu chân Người - 1

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc Triển lãm

Về nơi lưu dấu chân Người - 2

Các ca khúc về Bác Hồ do các em thiếu nhi biểu diễn

Về nơi lưu dấu chân Người - 3

Toàn cảnh buổi lễ khai mạc Triển lãm chuyên đề ”Về nơi lưu dấu chân Người”

Về nơi lưu dấu chân Người - 4

Bà Lê Thùy Chi, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh - Thừa Thiên Huế

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh - Thừa Thiên Huế Lê Thùy Chi cho biết, Triển lãm giới thiệu về hệ thống Di tích Quốc gia đặc biệt tại Thừa Thiên Huế (được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định xếp hạng ngày 31.12.2020): Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đường Mai Thúc Loan; Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ Đình làng Dương Nỗ và Địa điểm di tích Trường Quốc Học.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều năm sinh sống tại mảnh đất Kinh đô Huế, Người sớm hiểu biết và chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, nhân dân lầm than rên xiết dưới ách thống trị của quân xâm lược.

Có thể khẳng định 10 năm tại Huế và 4 tháng tại Sài Gòn, những nơi Người đã đi qua trong hành trình tìm đường cứu nước, đều để lại những kỷ niệm dấu ấn về một thời tuổi trẻ sôi nổi.

Về nơi lưu dấu chân Người - 5

Bến Nhà Rồng - nơi Bác Hồ bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước

Triển lãm “Về nơi lưu dấu chân Người” gồm 3 chủ đề: “Huế - Nơi lưu dấu tuổi thơ Người”, “Sài Gòn (TP.HCM) những năm đầu thế kỷ XX - Nơi Nguyễn Tất Thành đến và đi tìm đường cứu nước” và  “Di sản Hồ Chí Minh sống mãi với thời gian”.

Về nơi lưu dấu chân Người - 6

Phần 1:  Huế nơi lưu dấu tuổi thơ của Người

1.Thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế

2.Di tích quốc gia đặc biệt: hệ thống di tích lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế

3.Dấu chân anh Nguyễn Tất Thành từ Huế đi vào Nam.

Về nơi lưu dấu chân Người - 7

Phần 2: Sài Gòn những năm đầu thế kỷ XX, nơi Nguyễn Tất Thành đến và đi tìm đường cứu nước.

Về nơi lưu dấu chân Người - 8

Phần 3: Di sản Hồ Chí Minh sống mãi với thời gian

1.Phát huy giá trị di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên – Huế,

2.Phát huy giá trị di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TP.HCM.

Về nơi lưu dấu chân Người - 9

Triển lãm gồm 150 hình ảnh, tư liệu tái hiện các di tích ở Thừa Thiên – Huế

Về nơi lưu dấu chân Người - 10

Lưu giữ các hình ảnh và di vật của Người 

Với 150 hình ảnh, tư liệu tái hiện các di tích ở Thừa Thiên – Huế với quá trình hình thành, phát triển, nỗ lực tu bổ, tôn tạo phục hồi di tích gốc, đặc biệt là những câu chuyện kể xúc động khắc họa cuộc sống sinh hoạt học tập lao động của Người và gia đình.

Cùng với các di tích ở Huế; hệ thống di tích lưu niệm về Người tại TP.HCM như: di tích nhà số 185/1 đường Cô Bắc – quận Nhất, Trường cơ khí Á Châu Sài Gòn, di tích số 05 đường Châu Văn Liêm Q.5, di tích Bến Nhà Rồng… cũng được trưng bày một cách sinh động và giới thiệu đến công chúng.

Về nơi lưu dấu chân Người - 11

Sáng ngày 5/6/2022, rất nhiều đoàn học sinh, sinh viên đến tham quan, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Bác 

Về nơi lưu dấu chân Người - 12

Du khách tham quan và chụp hình lưu niệm dưới chân tượng đài Bác kính yêu 

Về nơi lưu dấu chân Người - 13

Các bé thiếu nhi vô cùng thích thú được đến bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh TP.HCM tham quan, tìm hiểu 

Về nơi lưu dấu chân Người - 14

Các bạn đoàn viên Quận đoàn Tân Bình, trường THPT Nguyễn Thái Bình chụp ảnh lưu niệm dưới chân tượng đài Bác trong Chiến dịch ra quân tình nguyện Hè 2022

Về nơi lưu dấu chân Người - 15

Đông đảo du khách, các em học sinh, sinh viên, đoàn viên về tham quan, tìm hiểu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.HCM

Bạn Nguyễn Lê Tường Vy, đoàn viên trường THPT Nguyễn Thái Bình chia sẻ: "Nhân dịp kỷ niệm 111 năm (5/6/1911 – 5/6/2022) ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, em rất xúc động khi được tận mắt nhìn ngắm những di vật và được nghe cô thuyết minh viên kể chuyện về Bác. 

Đối với chúng em hôm nay và thế hệ mai sau mãi mãi trở thành một sự kiện lịch sử, ngày Bác khởi đầu một cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân".

Về nơi lưu dấu chân Người - 16

Bà Lưu Thị Tuyết Trinh, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP.HCM

Bà Lưu Thị Tuyết Trinh, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP.HCM cho biết, kể từ khi thành lập (1982) đến nay, hệ thống Bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lớn mạnh về mọi mặt và có sự gắn kết rất mật thiết.

Hàng năm Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương vẫn duy trì hoạt động có tính ổn định, thường xuyên cung cấp bổ sung tài liệu, hiện vật, kịp thời thông tin tư liệu mới, ra tập Thông tin tư liệu nội bộ mà các chi nhánh của bảo tàng Hồ Chí Minh được cập nhật thông tin mới nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh’.

Về nơi lưu dấu chân Người - 17

Các lãnh đạo, đại biểu và khách mời chụp hình lưu niệm tại Triển lãm

Triển lãm bắt đầu từ ngày 5/6 đến 2/9/2022 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP.HCM, số 1, Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hữu Long

CLIP HOT