Đến Tràng An cổ tìm dấu tích kinh thành

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Ninh Bình luôn quyến rũ du khách bởi nơi này có rất nhiều di tích lịch sử, lại có nhiều núi đá vôi tạo ra những hang động lộng lẫy. Một điểm đến trên con đường thiên lý chí là Tràng An cổ và Cố Đô Hoa Lư  thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Chúng tôi đã làm cuộc hành trình tìm tới nơi mà vào năm 924 tại đây đã có một vị vua ra đời: Đinh Bộ Lĩnh. Trong sử sách, ông được kể đến với câu chuyện lấy cờ lau cùng lũ trẻ chăn trâu tập trận. Sử ghi vào năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư gồm nhiều thành liền nhau: thành Đông, thành Tây và thành Nam.Với đặc thù địa hình như vậy, kinh đô Hoa Lư được ví như kinh đô đá với đặc điểm: núi là thành, sông là đường, hang động là cung điện. Ông đã làm vua được  2 năm và Hoa Lư tiếp tục tồn tại thêm 29 năm nữa dưới thời Lê. Lịch sử trôi qua hơn ngàn năm của một vương triều, vì lẽ đó, khi đặt chân đến nơi này, gần như chỉ tìm thấy những gì là phục dựng trên nền đất cũ, nhưng vẫn toát ra vẻ gì đó lẫm liệt của vị vua tài hoa xuất thân từ nông dân.

Đến Tràng An cổ tìm dấu tích kinh thành - 1

 Cuộc hành trình của chúng tôi đến nơi đầu tiên là Trang An cổ. Chiếc cổng nhỏ ghi hàng chữ: “Khu Du lịch Tràng An cổ” đưa chúng tôi vào một khoảng sân nhỏ. Bên cạnh ngôi đền là dòng suối, đây cũng là bến thuyền cho cuộc hành trình khám phá hang động Tràng An cho du khách khi tìm đến nơi này. Những chiếc thuyền nhỏ chở được 10 người ấy  sẽ đưa bạn lênh đênh trên sóng nước, khám phá hang động trong vòng 30ha, trong tổng diện tích 2.000 ha toàn khu vựcTràng An phải mất ít nhất hai giờ đồng hồ. Cảnh những chiếc thuyền với những chiếc ô giăng lên che nắng đi trên sông là cảnh đẹp.

 Rồi cứ theo chân người mà bước. Phía sau Tràng An là những ngọn núi đá vôi, tạo ra vẻ gì đó huyễn hoặc, mang nét cổ tích. Khu nhà thờ chính có rất nhiều bàn thờ khác nhau với những bài vị. Thí dụ như bàn thờ: “Công Đống Đại Thần Tướng Sĩ Triều Đinh”, “Bàn thờ Vọng tộc Liệt Nữ.” Nói chung là các bàn thờ đều thờ một cách chung chung. Cạnh đó giống như một Khu Bảo tàng nhỏ lưu giữ những mảnh gốm, đồng tiền của Triều Đinh và Triều Lê. Cảm giác chính là nhìn từ trên cao xuống, những chiếc thuyền đưa khách vào hang động Tràng An giống như một bức tranh thủy mặc. Tiếp tục đi theo con đường đã được xây dựng, theo vách núi lên lưng chừng núi lại gặp một cái giếng khá lạ: Giếng Giải Oan, với lời ghi: “Nơi giải thoát những linh hồn oan uổng đã từng bị giam dưới địa ngục”. Giếng được xây bằng đá chẻ, nhô cao khoảng 0,7 mét, đường kính 2m. Điều lạ là miệng giếng thiết kế hình Bát Quái, còn bên dưới giếng có một tấm lưới chặn, tấm lưới để hứng tiền của mọi người muốn đến đây giải oan.

Đến Tràng An cổ tìm dấu tích kinh thành - 2

 

Đến Tràng An cổ tìm dấu tích kinh thành - 3

Hồ Bán nguyệt

Đến Tràng An cổ tìm dấu tích kinh thành - 4

Đền Vua Đinh Tiên Hoàng

Đến Tràng An cổ tìm dấu tích kinh thành - 5

Đền thờ Vua Đinh

   Từ giếng Giải Oan, bước xuống, ngồi ở một chỗ mới dựng lên giống như khu vực ngắm cảnh, có sẵn bình trà nóng cho bất cứ du khách nào  muốn uống. Ở đây, tầm nhìn bao quát không gian bên dưới, thuyền cứ chèo đưa khách lênh đênh. Khu du lịch hang động hay còn gọi là quần thể  hang động nằm trong Khu Du lịch Tràng An, có khoảng 50 hang động trong số gần 100 hang động có nước, với các tên gọi: Ba Giọt, hang Địa Linh, hang Tối, hang Sáng, hang Ao Trai, hang Seo, hang Si, hang Sính, hang Thuốc...

Đến Tràng An cổ tìm dấu tích kinh thành - 6

Đến Tràng An cổ tìm dấu tích kinh thành - 7

   Cách Tràng An cổ không xa là Cố Đô Hoa Lư. Sự thú vị là chỉ cần đỗ xe vào bãi, tức khắc có những anh xe thồ chạy theo, mời chở thẳng vào trong khu Hoa Lư với giá 5.000 đồng/ người. Bởi ngay chiếc cổng vào đã làm gờ chặn xe đi vào. Chúng tôi leo lên và anh xe thồ lao vút một thoáng là tới.

Đến Tràng An cổ tìm dấu tích kinh thành - 8

Con Nghê đá

Dấu vết cố đô Hoa lư xưa đã bị xóa nhòa nhiều. Sử sách ghi lại khi xưa thành Hoa Lư rộng 300ha, gồm hai khu là khu trong và khu ngoài, cung điện được xây ở thành ngoài. Trong khuôn viên Cố Đô có nhiều khu vực khác nhau. Hiện vẫn còn  nhiều chùa cổ trong khu vực Cố Đô được xây dựng từ thời nhà Đinh như chùa Đìa, chùa Tháp, Bà Ngô. Điểm nhấn chính là đền thờ Đinh Tiên Hoàng và một đền thờ Lê Đại Hành. Hai ngôi đền thờ hai vị Hoàng đế rất gần nhau, nên nhân dân quen gọi là đền Đinh – Lê. Hai ngôi đền này cách nhau chừng 500m.

Đến Tràng An cổ tìm dấu tích kinh thành - 9

Bia đá

Đến Tràng An cổ tìm dấu tích kinh thành - 10

Đến Tràng An cổ tìm dấu tích kinh thành - 11

 Còn cảm giác khi chúng tôi đến Khu Hoa Lư là một không khí yên bình. Ở khoảng đất rộng, những cây cổ thụ đang vàng lá tạo cảm giác nao lòng. Để phục vụ du khách, có một con trâu khoác trên mình tấm vải màu vàng, thêm ngọn cờ lau cho ai muốn chụp ảnh lưu niệm, một tấm bia đá ở ngay trung tâm bãi đất rộng. Cách đó không xa là đền thờ Vua Đinh, mang dáng dấp như những ngôi đền xưa miền Bắc. Tại đây có long sàng bằng đá tảng và hai con nghê chầu cũng được tạc bằng đá xanh nguyên khối. Bên trong là tượng thờ Vua Đinh được đúc bằng đồng, đặt trên tảng đá xanh nguyên khối. Có một tấm bảng ghi: “Kính mời quý khách tham quan nền móng cung điện thời Vua Đinh- Vua Lê (Thế kỷ thứ X). Viện Khảo cổ học phát hiện năm 1998”.  Con đường vào đền Vua Đinh Tiên Hoàng có một hồ nước bán nguyệt, lối cây xanh và những trụ cột viết chữ Nho đã phai nhạt theo thời gian. Ngàn năm ấy giờ đây là một đền thờ cổ, mái ngói cổ đã sẫm đen, cây cối cũng già theo thời gian. Để ghé qua chốn xưa của một thời hưng thịnh ở Tràng An ấy mà đã hơn nghìn năm.

Bài và ảnh: Cẩm Vân

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT