CÓ MỘT CÁNH CỬA KHÁC BÊN TRONG CHIẾC TỦ GỖ

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Đường Ngô Gia Tự (Quận 10) thường được nhiều người biết đến là khu kinh doanh mặt hàng nội thất sầm uất từ bình dân đến hàng cao cấp. Nhưng nếu di chuyển chậm và dừng lại trước hẻm 122 Ngô Gia Tự, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy ngôi nhà hai gian bằng gỗ sơn xanh nằm yên bình giữa một khu kinh doanh náo nhiệt. Đây là cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn, một căn hầm bí mật mang mật danh “Hầm B”.  

CÓ MỘT CÁNH CỬA KHÁC BÊN TRONG CHIẾC TỦ GỖ - 1

Khuôn viên ngôi nhà với những chậu cây xanh, trước nhà còn có một cái giếng tạo nên một không gian yên tĩnh, thanh bình. Hầu hết những hiện vật đều được giữ lại hiện trạng từ cái máy đánh chữ, bàn ghế và chiếc tủ gỗ. Nhà được ngăn đôi: một bên để ở và đào hầm bí mật để in ấn tài liệu của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn; một bên là cơ sở làm đàn để ngụy trang. Nếu là người chưa từng tìm hiểu hoặc chưa nghe kể về hầm B, có lẽ bạn cũng nghĩ ngôi nhà này như 1 nơi sinh hoạt bình thường. Thế nhưng, khi mở cánh cửa tủ là một bất ngờ.

CÓ MỘT CÁNH CỬA KHÁC BÊN TRONG CHIẾC TỦ GỖ - 2

Bên trong chiếc tủ gỗ là 1 nắp hầm cùng với 1 cầu thang nhỏ dẫn xuống căn hầm bí mật. Căn hầm tái hiện lại hoạt động in ấn tài liệu tuyên truyền của Hội Ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến với những trang thiết bị được giữ gìn cẩn trọng đến hôm nay. Điều đặc biệt hơn đó là căn hầm được thông với cái giếng trước nhà, từ đó lấy không khí vào hầm.

CÓ MỘT CÁNH CỬA KHÁC BÊN TRONG CHIẾC TỦ GỖ - 3

Để đào được căn hầm này, Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn đã phải đào liên tục vào buổi tối. Để vận chuyển đất đá ra khỏi nhà, Hội đã phải xin để nhờ 1 chiếc xe tải trước hẻm. Những ngày đầu xe đậu rồi để không, sau đó đến khi những người xung quanh tin rằng đó chỉ là chiếc xe đậu nhờ thì việc vận chuyển đất đá bắt đầu được thực hiện cẩn trọng. Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh quá trình đào hầm, làm sao để có thể tạo nên căn hầm ngay giữa lòng khu trung tâm mà không bị phát hiện, đó là cả một kỳ tích cùng với sự mưu trí, dũng cảm. Trong một lần đang đào hầm, đất bị sạt lở, tạo nên tiếng động. Hai người chiến sĩ sợ bị phát hiện liền vội hạ chiếc tủ thờ ngã xuống, dựng lên cảnh cãi vả. Nhờ vậy mà lần “ồn ào” đó không ảnh hưởng đến việc đào hầm.

CÓ MỘT CÁNH CỬA KHÁC BÊN TRONG CHIẾC TỦ GỖ - 4

Với thiết kế cửa hầm nằm trong một chiếc tủ gỗ gia đình, vì vậy mà căn hầm bí mật này đã che giấu và đảm bảo an toàn cho việc in ấn tài liệu. Sau ngày đất nước thống nhất, công trình Hầm bí mật của Hội Ủng hộ Vệ quốc đoàn được trùng tu lại. Địa đạo, hầm phụ và hầm chính được tôn tạo. Những dấu vết thời kỳ chiến đấu oanh liệt của các chiến sĩ trong Hội Ủng hộ Vệ quốc đoàn được khôi phục nguyên vẹn.

CÓ MỘT CÁNH CỬA KHÁC BÊN TRONG CHIẾC TỦ GỖ - 5

Năm 1988, Hầm B được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Thời gian gần đây, nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đã tìm đến để khám phá hầm B với cánh cửa hầm đầy thú vị nằm trong tủ gỗ quần áo. Hầm B được mở cửa phục vụ du khách từ thứ ba đến thứ bảy, vào cửa miễn phí.

Hồ Điệp

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Tạp Chí Du Lịch

CLIP HOT