Tỉnh táo đặt tour khi Trung Quốc chưa cấp lại visa du lịch

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Khách Việt quan tâm đến các tour Trung Quốc khởi hành từ 28, 29.4 tuy nhiên đại lý không chắc chắn 100% ngày khởi hành, do chưa có thông tin về visa.

Từ 15/2, một số hội nhóm du lịch, nền tảng rao bán tour sôi nổi bàn luận về thông tin Trung Quốc mở cửa du lịch trở lại. Các đại lý du lịch, công ty nhỏ đồng loạt chào bán tour Côn Minh - Lệ Giang - Shangrila, Phượng Hoàng cổ trấn - Trương Gia Giới.

Giá tour dao động từ 7,7 triệu đồng đến 14,9 triệu đồng với lịch khởi hành vào 28/4 hoặc 29/4, với lời giới thiệu thủ tục visa đơn giản, khách chỉ cần gửi ảnh, hộ chiếu và đặt cọc. Điểm chung của các hành trình này đều là tour đường bộ, visa đoàn.

Vốn mong trở lại Trung Quốc sớm sau đại dịch, Bích Ngọc (Đống Đa, Hà Nội) tham khảo lịch trình của rất nhiều đại lý du lịch nhỏ nhưng không khỏi hoang mang về mức độ chắc chắn về ngày khởi hành.

"Phía đại lý thông báo từ giờ đến giữa tháng 3 có thông tin duyệt visa là khởi hành. Nếu vẫn chưa được duyệt, họ sẽ hoàn lại tiền", Bích Ngọc cho biết.

Nữ du khách 28 tuổi vẫn chưa quyết định có nên đặt cọc 50% giá tour đường bộ Côn Minh - Lệ Giang - Shangrila cho bên đại lý hay không. "Nếu lên hết kế hoạch, sắp xếp công việc mà đến ngày không thể lên đường thì uổng công, lại phát sinh thêm vấn đề về tiền nong", cô chia sẻ.

Tỉnh táo đặt tour khi Trung Quốc chưa cấp lại visa du lịch - 1

Lệ Giang cổ trấn có hơn 800 năm lịch sử, được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ảnh: T. L.

Một số công ty lữ hành lớn như Vietravel, Saigontourist... đều chưa rao bán bất kỳ hành trình du lịch Trung Quốc nào. Bà Huỳnh Mỹ Yến, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Thiên Nhiên, cho biết công ty đã có vé máy bay charter đi Trương Gia Giới từ hãng hàng không với ngày khởi hành đầu tiên là 23/3, nhưng chưa rao bán tour.

"Chúng tôi phải có thông tin chính xác 100% về visa mới nhận khách. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng là bảo vệ uy tín của công ty du lịch, tránh trường hợp bất khả kháng xảy ra. Ví dụ, lỡ thời gian mở visa kéo dài thì thiệt thòi cho khách đã lên kế hoạch đi tour", bà Huỳnh Mỹ Yến trả lời Lao Động.

Một số đại lý du lịch chuyên tour Trung Quốc đồng tình rằng hiện tại không đơn vị nào chắc chắn 100% ngày khởi hành, nhiều bên đã có lịch bay, giá vé máy bay, giá tour và lịch trình từ rất lâu nhưng chưa bán vì Trung Quốc chưa chính thức cấp lại visa du lịch. Do đó, du khách cần chắt lọc thông tin kỹ càng trước khi quyết định đặt tour của bất kỳ công ty, đại lý du lịch nào.

Một yếu tố nữa du khách cần cân nhắc là giá tour hiện tại không lý tưởng. Ví dụ, trước dịch tour 6 ngày 5 đêm Hà Nội - Côn Minh - Lệ Giang - Shangrila bay thẳng giá khoảng 19,9 triệu đồng nhưng hành trình tương tự đi theo đường bộ hiện được rao bán giá 14,9 triệu đồng.

Thực tế, đến nay chưa có thông tin chính thức nào về thời điểm Trung Quốc cấp lại visa du lịch cho khách lẻ hoặc khách đoàn. Trung Quốc mới thí điểm cho công dân du lịch theo đoàn đến 20 nước từ 6/2, chưa thông báo cấp lại visa du lịch cho khách quốc tế.

Ngày 9/2 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi công hàm tới Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đề nghị xem xét sớm đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia thí điểm du lịch theo đoàn. Bà Nguyễn Phương Hòa - Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết đã trao đổi các cấp, đề nghị phía Trung Quốc khôi phục hoạt động trao đổi khách giữa hai nước.

Đầu tháng 2, bà Nguyễn Phương Hòa cũng có buổi làm việc với ông Bành Thế Đoàn, Tham tán Văn hóa Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam về thúc đẩy giao lưu văn hóa và hợp tác du lịch sau COVID-19.

Hiện nay, hành trình chắc chắn và dễ dàng nhất cho du khách Việt muốn khám phá Trung Quốc là tour Hà Khẩu. Giá tour ghép từ 550.000 đến khoảng một triệu đồng bao gồm xe đưa đón từ khách sạn tại Sa Pa đến Hà Khẩu và ngược lại, chi phí làm sổ thông hành, phí biên phòng.

Tỉnh táo đặt tour khi Trung Quốc chưa cấp lại visa du lịch - 2

Hiện có nhiều dịch vụ như nhận làm giấy thông hành, nhận quét mã QR wechat tại cửa khẩu Lào Cai. Ảnh: Văn Đức

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Ý Yên (Báo Lao Động)

CLIP HOT

Lập web giả mạo - chiêu trò mới trong lừa đảo combo du lịch
Lập web giả mạo - chiêu trò mới trong lừa đảo combo du lịch

Lừa đảo dưới hình thức du lịch không phải là chiêu thức mới, thế nhưng vẫn có khá nhiều người dân sập bẫy. Bởi những đối tượng lừa đảo đã sử dụng những chiêu thức hết sức tinh vi, đặc biệt trong thời gian qua nổi lên hiện tượng nhiều đối tượng đã giả lập những website, fanpage và Công ty du lịch để tạo lòng tin cho khách hàng. Khi khách hàng chuyển khoản để thanh toán những