CHĂM SÓC GÓT CHÂN MÙA SE LẠNH

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Không khí se lạnh có ảnh hưởng đến đôi chân của bạn và gây mất thẩm mỹ nếu bạn thiếu chăm sóc chúng. Một số phương pháp khắc phục cho chân dưới đây, đặc biệt là phần gót chân, vừa đơn giản lại có tác dụng nhanh chóng giúp chân bạn  không còn bịt khô nứt hoặc tổn thương nữa.

CHĂM SÓC GÓT CHÂN MÙA SE LẠNH - 1

Massage với tinh dầu: Nếu gót chân của bạn bị nứt nẻ, lớp biểu bì trở nên thô ráp và dày cứng hãy dùng tinh dầu dừa hoặc dầu ô liu. Bằng cách đun nóng các loại tinh dầu này, kế tiếp thực hiện các thao tác massage lên gót chân trong vài tuần, đôi chân sẽ có những cải thiện đáng kể.

Hỗn hợp giấm và muối: Hòa chung hỗn hợp 1 muỗng muối và 1 chén giấm trong một thau nước ấm và khuấy cho tan đều, sau đó nhúng chân vào thay nước để ngâm chân. Muốn có giấc ngủ ngon, bạn có thể ngâm chân bằng cách này, vì giúp máu được lưu thông và tuần hoàn dễ dàng hơn.

Hỗn hợp nước chanh và tinh dầu vaseline: Hòa chung hỗn hợp nước cốt trái chanh tươi và tinh dầu vaseline và dùng bông thấm đều lên gót chân vào cuối ngày. Những vết nứt và khô ráp trên gót chân sẽ biến mất nhanh chóng.

Hỗn hợp glycerine và nước hoa hồng: Hòa chung hỗn hợp từ 3 đến 4 muỗng nước hoa hồng vá muỗng Glycerine, sau đó thoa đều lên gót chân bạn sẽ cảm nhận về tác dụng tích cực của nó.

Chuối chín: Bạn có thể dùng chuối chín để đặp lên gót chân từ 10 đến 15 phút. Cách này giúp gót chân thêm mềm mại và trơn láng hơn.

Giữ ẩm gót chân: Hằng ngày hoặc có thể mỗi tuần một lần bạn cần vệ sinh và làm ẩm gót chân để tránh gót chân có thể bị nứt nẻ. Để gót chân luôn khỏe mạnh, bạn hãy dùng nước muối để ngâm chân từ 10 đến 15 phút vào cuối ngày. Ngay sau khi rửa chân, hãy dùng sản phẩm có chứa thành phần baze để làm mềm gót chân. Khi thoa kem dưỡng ẩm xong, nên mang vớ để giúp đôi chân hấp thụ tối đa dưỡng chất có trong kem dưỡng ẩm.

Tấy tế bào chết cho chân: Hòa chung hỗn hợp gồm ½ chén bột yến mạch, ½ chén bột ngô, ½ chén muối biển, 4 muỗng gel lô hội, 3 muỗng tinh dầu ô liu. Sau đó, rửa sạch chân và đắp hỗn hợp này lên chân, lưu ý đến vùng gót chân. Kế tiếp, thực hiện massage chân trong 15 phút để các dưỡng chất ngấm sâu vào da chân. Cuối cùng, rửa sạch chân với nước.

Dầu thực vật hydro hóa: Sau khi rửa sạch chân và lau khô, thoa dầu thực vật đã được hydro hóa lên gót chân. Bạn nên thoa một lớp dày sau khi mang vớ dày. Tốt nhất, nên để dầu thấm vào da chân suốt cả buổi tối trong vài ngày.

Dùng paraffin: Hơ chảy Paraffin và trộn chung với ít dầu mù tạt để thao lên vết nứt của gót chân vào buổi tối. Rửa sạch chân vào sáng hôm sau. Liên tục thực hiện từ 10 đến 15 ngày để đạt hiệu quả mong muốn.

Ngoài ra, bạn cần chú ý rửa chân với nước ấm và xà bông mỗi tối trước khi đi ngủ. Tránh luồng gió lạnh bằng cách mang vớ, nếu cần. Thường xuyên cắt, giũa móng chân. Tránh đi chân trần nếu gót chân bị nứt nẻ.

Ăn uống ngừa nứt nẻ gót chân:

- Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin E có trong dầu thực vật, rau lá xanh, ngũ cốc, mầm lúa, quả hạch và các sản phẩm nguyên hạt.

- Uống sữa và sữa dê, sữa đậu nành có tăng cường dưỡng chất, ăn phô mai, yaourt, uống nước khoáng, nước ép trái cây, bông cải, cá trích vì chứa nhiều calci.

- Ăn con hàu, thịt gà, cua, gạo nâu, mì Spaghetti.

CHĂM SÓC GÓT CHÂN MÙA SE LẠNH - 2

ANH THƯ

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT