10 KINH NGHIỆM “DU LỊCH-KINH DOANH” QUỐC TẾ

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

 Nhập gia tùy tục, đó là hai điều bạn cần quan tâm khi đến nước khá “du lịch-doanh nghiệp”.

1. Argentina

10 KINH NGHIỆM “DU LỊCH-KINH DOANH” QUỐC TẾ - 1

Bạn hãy quên đi ca khúc “Don't Stand So Close to Me” (Đừng đứng gần tôi) của thập niên 1980 do nhóm nhạc The Police trình bày khi đến làm ăn tại đất nước Argentina. Người Argentina có một ý thức khác biệt về không gian cá nhân và nổi tiếng là thích đứng gần đối tác khi nói chuyện (close-talker). Đôi lúc họ chạm vào cả quần áo và tay bạn lúc đang nói. “Thái độ bước lùi về phía sau được xem là sự lăng nhục. Bạn cứ đứng yên và để họ tự bước sang bên để có thêm không gian” - Cynthia Lett, giám đốc công ty Lett Group chuyên tư vấn về nghi thức trong kinh doanh nói.

2. Brazil

10 KINH NGHIỆM “DU LỊCH-KINH DOANH” QUỐC TẾ - 2

Hãy giữ đôi tai bạn vểnh lên và mắt nhìn chăm chú để nghe từng lời nói của diễn giả, khi bạn tham dự một cuộc thảo luận doanh nghiệp tại Brazil. Người Brazil rất lạc quan. Đây cũng là cách họ đối phó với mọi vấn đề phát sinh. “Rất thích làm vui lòng đối tác. Người Brazil luôn tin rằng bất cứ khó khăn nào cũng có giải pháp” - Lisa La Valle-Finan, Giám đốc Sáng tạo của doanh nghiệp huấn luyện liên văn hoá Get Globalized nói.

3. Trung Quốc

 

10 KINH NGHIỆM “DU LỊCH-KINH DOANH” QUỐC TẾ - 3

 

Đừng bao giờ đón chào một đối tác người Hoa bằng cách gọi họ bằng tên riêng. Luôn sử dụng họ để gọi với tước vị đi kèm. Đa số các sắc dân tại Trung Quốc đều viết họ trước tên. Ví dụ khi gặp Li Wei, bạn nên gọi ông ta là Mr. Li (Ngài Li) hay Giám đốc Li.

4. Dubai

 

10 KINH NGHIỆM “DU LỊCH-KINH DOANH” QUỐC TẾ - 4

 

Thứ Sáu là ngày cầu nguyện và nghỉ ngơi của người theo đạo Hồi. Đây là ngày không nằm việc tại các nước Hồi giáo Trung Đông. Vì vậy, bạn không thể có những cuộc gặp hay hội nghị vào ngày này khi đến làm việc tại Trung Đông. Cũng nên hiểu rằng trong tháng ăn chay Ramadan, người theo đạo Hồi không ăn hay uống từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Vì vậy, bạn không nên ăn uống nơi công cộng trong thời gian này.

5. Pháp

 

10 KINH NGHIỆM “DU LỊCH-KINH DOANH” QUỐC TẾ - 5

 


Người Mỹ có một danh tiếng là quá thân thiện. Nhưng người Pháp thì không. Bạn sẽ nhận được sự tôn trọng tại Pháp nếu bạn biết kềm chế. Người Pháp không có thói quen mềm yếu hay cởi mở quá độ, vì theo họ làm vậy là giả dối, không thành thật.

6. Hy Lạp

 

10 KINH NGHIỆM “DU LỊCH-KINH DOANH” QUỐC TẾ - 6

 

Coi chừng bạn sẽ lẫn lộn từ “yes” và “no” khi đến Hy Lạp. May mắn là ngôn ngữ Hy Lạp nặng về cử chỉ nên bạn có thể “coi mặt bắt hình dong”. Tiếng Hy Lạp, từ không là “oh-knee”, phát âm như “OK” nên dễ bị lộn là “yes”. Nhưng nó luôn kèm theo cái đánh lưỡi và nhíu mày. Còn từ “yes”, người Hy Lạp nói là “nai”, nghe như “no” nhưng đầu luôn cúi đầu xuống và hơi nghiêng về một phía.

7. Ấn Độ

 

10 KINH NGHIỆM “DU LỊCH-KINH DOANH” QUỐC TẾ - 7

 

Nếu bạn quyẹt phải hay lỡ giẫm lên chân một người Ấn Độ, thì bạn hãy xin lỗi ngay lập tức. Người Ấn Độ xem chân là thứ bẩn thỉu nên chỉ cần thúc một người bằng chân cũng đã là sự lăng nhục. Nếu bạn được gia chủ mời ăn tối bạn nên nhớ bỏ giầy ngoài cửa.

8. Nhật Bản

 

10 KINH NGHIỆM “DU LỊCH-KINH DOANH” QUỐC TẾ - 8

 

Tại Nhật Bản không có những ngày ăn mặc bình dân dù đó là thứ Sáu, thứ Hai hay thứ Năm. Vì vậy, ngày nào bạn cũng phải ăn mặc đứng đắn, thậm chí hơi bảo thủ. Phụ nữ không bao giờ mặc quần 2 ống và chỉ mang giầy gót thấp để tránh cao hơn đàn ông. Hỉ mũi nơi công cộng là hành vi không được chấp nhận. Hãy vào nhanh toilet để làm việc này.

9. Nga

 

10 KINH NGHIỆM “DU LỊCH-KINH DOANH” QUỐC TẾ - 9

 

Đến Nga, bạn không nên từ chối lời mời uống rượu. Người Nga thường tổ chức tiệc tối với đối tác và luôn có rượu vodka mời với liều lượng vừa phải. Từ chối một ly là xem thường lòng mến khách. Ngoài ra, đây cũng là dịp để cho bạn biết người biết ta trước khi cuộc thương lượng hợp đồng diễn ra.

10. Ảrập Saudi

 

10 KINH NGHIỆM “DU LỊCH-KINH DOANH” QUỐC TẾ - 10

 

Phụ nữ đến làm ăn tại Ảrập Saudi nên chú ý: Đừng bao giờ đưa tay bắt một đối tác nam, nếu người ấy không đưa tay ra trước. Những tín đồ Hồi giáo ngoan đạo không bao giờ chạm tay vào phần cơ thể nào của người khác phái, nếu không phải thân nhân của họ. Vì vậy, khi không thấy đối tác đưa tay ra, bạn hãy mỉm cười lễ phép và nói một câu xã giao thay cho cử chỉ chúc mừng.

X.L

(Theo Quirkiest Cultural Practices From Around The World, Forbes 12.2011)

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT